Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng hóa đơn điện tử ở việt nam (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

3.2. Các giải pháp và kiến nghị thúc đẩy quản lý và sử dụng hiệu quả hóa đơn điện

3.2.1. Một số giải pháp

Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan khiến quá trình triển khai HĐ điện tử còn nhiều hạn chế, em đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình triển khai như sau:

Thứ nhất, Cần quy định thu hẹp đối tượng được sử dụng HĐ giấy trong giai

đoạn chuyển tiếp, hạn chế số lượng HĐ giấy lưu hành trong nền kinh tế, gây ra nhiều khó khăn trong khâu quản lý của CQT. Đồng loạt triển khai HĐ điện tử với các DN thuộc các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, Cần Thơ, Hồ Chí Minh...DN có quy mô lớn, và tương đối lớn bắt buộc hoàn thành triển khai HĐ điện tử trước ngày 01/11/2020.

Quy định hạn chế DN sử dụng đồng thời song song hai loại hình hóa đơn. DN đã phát hành HĐ điện tử thì sử dụng hóa đơn điện tử xuất cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ DN kinh doanh.

Thứ hai, cần phải phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

+ Tháng 11 năm 2020, cả nước đồng bộ triển khai HĐ điện tử, hơn 500.000 DN cần hoàn thành việc triển khai HĐ điện tử và kết nối đến Tổng cục Thuế là thách thức lớn đối hạ tầng kỹ thuật. Không thực hiện nâng cấp thì rất có thể sẽ xảy ra tình huống tắc nghẽn đường truyền, hệ thống của Tổng cục Thuế bị quá tải khiến hoạt động truyền nhận dữ liệu HĐ điện tử bị ùn ứ, giống như thực trạng nộp báo cáo kết toán Thuế vào những ngày cuối cùng của đợt kết toán tại trang Thuế điện tử hiện nay. Ngành Thuế cần sớm hoàn thành việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin kỹ thuật trước khi hạn buộc sử dụng HĐ điện tử vào tháng 11 tới.

+ Hạ tầng công nghệ thông tin Ngành Thuế cần đảm bảo dữ liệu hóa đơn chuyển trực tiếp ngay khi DN xuất HĐ điện tử để hạn chế tình trạng DN và trung gian cung cấp giải pháp HĐ điện tử lợi dụng sự hạn chế này nhằm thực hiện hành vi vi phạm về thời điểm lập hóa đơn và tính toàn vẹn, nhất quán của thông tin trên HĐ điện tử. + Cơ quan quản lý các cấp phải tổ chức thực hiện đánh giá toàn diện năng lực về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin của toàn bộ các DN, các cơ quan quản lý liên

quan của nhà nước và mạng lưới công nghệ thông tin của toàn xã hội. Tiến hành nghiên cứu, xây dựng các mô hình áp dụng quản lý HĐ điện tử ngày càng tối ưu. + Trung gian cung cấp phần mềm HĐ điện tử không thực hiện các thủ thuật hỗ trợ Người nộp thuế gian lận trong quá trình lập và xuất hóa đơn. Tuân thủ các quy định pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng và quy định về Thuế nói chung. Cơ quan quản lý cần tiến hành rà soát phần mềm cung cấp hóa đơn điện tử của các Trung gian để phát hiện sớm các hành vi gian lận, ngăn chặn kịp thời. Có quy chế sử phạt và đình chỉ hoạt động cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử với những nhà trung gian này.

Thứ ba, cơ quan quản lý cần xây dựng các chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ

cho các DN có quy mô vừa và nhỏ, các hợp tác xã ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu vùng xa và đặc biệt về kinh phí đào tạo, hướng dẫn, đầu tư trang thiết bị ban đầu để phục vụ công tác triển khai sử dụng HĐ điện tử. Đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến ở khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Thứ tư, Cơ quan quản lý Nhà nước cần hoàn thiện chính sách về HĐ điện tử:

quy định chung về HĐ điện tử, quy định thủ tục phát hành.

Mỗi chính sách quản lý đưa ra đều không thể nào không có những thiếu sót, chưa hoàn thiện, chỉ khi thực tế triển khai mới phát sinh rất nhiều vấn đề cần làm rõ. Từ thực tế triển khai phân tích những hạn chế chính sách, chưa rõ ràng khiến quá trình triển khai còn chậm. Sau đây là một số các đề xuất.

+ Cần thiết xây dựng khung pháp lý chặt chẽ hơn về HĐ điện tử. Tuy Nghị định số 119/2018-NĐ-CP về HĐ điện tử được ban hành song vẫn cần rà soát lại và chỉnh sửa bổ sung các quy định liên quan tới HĐ điện tử trong Luật Quản lý thuế và các quy định về định dạng dữ liệu chuẩn của HĐ điện tử, tạo ra cơ sở thông tin dữ liệu thông tin về hóa đơn cho ngành Thuế nhằm ứng dụng trong việc quản lý thuế theo hướng hiện đại.

+ Đề nghị Tổng cục Thuế có một công văn hướng dẫn toàn ngành trong giai đoạn chuyển tiếp. Quy định hồ sơ thông báo phát hành của DN áp dụng theo hướng dẫn

của Nghị định 04, Thông tư 39, Thông tư 37, và quy định 100% các Cục Thuế, Chi cục Thuế chấp thuận DN nộp hồ sơ trực tuyến.

+ Tổng cục Thuế cần đưa ra Thông tư, Công văn hướng dẫn kỹ hơn về các DN thuộc diện rủi ro phải dùng hóa đơn có mã của CQT.

+ Tiếp nhận ý kiến đóng góp để hoàn thiện, bổ sung những thiếu sót của chính sách do vấn đề còn khá mới mới: HĐ điện tử là một hình thức mới lạ nên khi xây dựng chính sách quy định hướng dẫn không thể tránh khỏi hạn chế, những bất cập giữa thông tư và thực tế triển khai mà chỉ khi thực tế triển khai mới phát hiện. Vì vậy, thực hiện triển khai theo đúng lộ trình sẽ tạo điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước phát hiện ra và nhanh chóng khắc phục bất cập, từ đó bổ sung sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn triển khai.

Thứ năm, hỗ trợ đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh đặc thù triển khai sử

dụng HĐ điện tử.

+ Cơ quan Thuế cần thiết phải nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin và đầu tư hệ thống và xây dựng cơ sở pháp lý để thực hiện kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử từ toàn bộ cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc đến hệ thống trung tâm dữ liệu hóa đơn của Cơ quan Thuế.

+ Trực tiếp tư vấn triển khai, đồng hành với doanh nghiệp từ khâu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến khâu truyền nhận dữ liệu cuối cùng đến trung tâm dữ liệu Tổng cục Thuế.

+ Hỗ trợ chi phí khởi tạo hệ thống lập và xuất HĐ điện tử vì chi phí triển khai HĐ điện tử với các DN kinh doanh ngành nghề có tính đặc thù rất cao do có tính chất phức tạp, như ngành kinh doanh xăng dầu.

+ Trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ (điện thoại thông minh, máy tính.. .có kết nối mạng) cho đơn vị thanh tra của cơ quan quản lý khâu vận chuyển hàng hóa đi đường, để truy xuất thông tin dữ liệu về lô hàng hóa của DN.

Thứ sáu, từ kinh nghiệm triển khai HĐ điện tử của Hàn Quốc thì Việt Nam

cần có những quy định khuyến khích áp dụng đối với các đối tượng DN thực hiện chuyển đổi sử dụng HĐ điện tử, ví dụ như: giảm thủ tục hành chính cho các DN sử

dụng HĐ điện tử, cho phép khấu trừ trực tiếp tiền thuế hoặc ưu tiên cho phép hoàn thuế trước kiểm tra sau với những DN có thái độ tích cực áp dụng sớm HĐ điện tử, hỗ trợ trực tiếp các chi phí khởi tạo và phát hành HĐ điện tử.

Tóm lại để việc triển khai HĐ điện tử khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ bảo đảm hiệu quả đúng tiến độ và yêu cầu của Chính phủ thì các cấp các ngành trong đó đặc biệt là Ngành thuế phải chủ động, quyết liệt triển khai mọi biện pháp, giải quyết ngay những vướng mắc đang tồn tại. Cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp từ chính sách, đến kỹ thuật hạ tầng ... Cần chủ động sâu sát trong khâu tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật trang bị thiết bị hỗ trợ. Đồng bộ triển khai các chính sách biện pháp trên thì việc thực hiện triển khai HĐ điện tử mới thành công bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu của Chính phủ đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng hóa đơn điện tử ở việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w