5. Kết cấu của luận văn
3.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Kạn là tỉnh miền núi- vùng cao, nằm ở trung tâm nội địa vùng đông Bắc Bắc bộ - Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phí tây giáp tỉnh Tuyên Quang; Thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 170 km về phái Bắc; có diện tích tự nhhiên 4.859,4hm2; dân số 301,100 nghìn người (số liệu 2013).
Trong những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có bước phát triển nhanh và tương đối toán điện cả về kinh tế và các giải pháp về các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao so với bình quan cả nước (giai doan 2011-2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình quaan của tỉnh là 13,5%). Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng; lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm phát triển, phong trào xóa đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả, xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Khó khăn: Vị trí địa lý của Bắc Kạn ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, xa trung tâm phát triển kinh tế vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư gặp nhiều khó khăn; là tỉnh vùng cao, miền núi, hệ thống cơ sở hạ tầng của Bắc Kạn còn nhiều khó khăn; kinh tế chậm phát triển; mặt bằng dân trí thấp, các hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại; hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số chưa thật ổn định, vững chắc. Những năm gần đây, tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Bắc Kạn và một số tỉnh vùng Đông Bắc có những diễn biến phức tạp, tình hình di cư tự do, truyền đạo trái pháp luật... trong đồng bào các dân tộc thiểu số có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó còn có những khó khăn khách quan như cơ sở vật chất và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, còn ít những
chính sách phù hợp để thu hút đầu tư và nhân tài... Đó là những thách thức không nhỏ và trực tiếp tác động tới quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và tăng cường quốc phòng-an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2011-2015, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 công trình, dự án được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước với số vốn khoảng vài nghìn tỷ đồng được kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước, Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự hỗ trợ của trung ương, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhiều công trình đã được hoàn thành và phát huy hiệu quả, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
3.1.2. Đặc điểm hình thành phát triển của KBNN Bắc Kạn
a) Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn
Tên cơ quan: Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.
Địa chỉ: Tổ 5 - phường Phùng Chí Kiên - TP Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: (0209) 3840 840
Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước ở Bắc Kạn là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN Bắc Kạn được thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ KBNN Bắc Thái. Khi mới thành lập, KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 4 phòng chuyên môn và 7 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức có 57 người. Đến nay KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 08 phòng chuyên môn và 07 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức và người lao động hợp đồng là 158 người.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, KBNN Bắc Kạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.
b) Tổ chức bộ máy của KBNN Bắc Kạn
Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn hiện nay gồm các phòng ban như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý KBNN Bắc Kạn
* Cơ cấu tổ chức
- Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn gồm 8 phòng chức năng tham mưu - Kho bạc Nhà nước cấp huyện trực thuộc: (7 huyện và 1 thành phố)
Kho bạc Nhà nước cấp huyện được tổ chức thành 02 tổ: Tổ Kế toán nhà nước, Tổ Tổng hợp - Hành chính.
Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh: Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn có 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
Chỉ đạo, điều hành
HD, kiểm tra, phối hợp thực hiện
GIÁM ĐỐC
Phòng Kế toán nhà nước
KBNN Ba Bể Phòng kiểm soát chi
KBNN Bạch Thông Phòng Thanh tra KBNN Ngân Sơn KBNN Chợ Đồn Phòng Giao dịch KBNN Chợ Mới Phòng Tin Học KBNN Na Rì Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài vụ Văn Phòng KBNN Pác Nặm CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC KBNN TP Bắc Kạn
b) Chức năng và nhiệm vụ
Từ ngày 01/01/2000 hệ thống KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN. Hệ thống KBNN có bộ máy Kiểm soát chi NSNN được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN và chổ chức hoạt động của KBNN.
Việc quản lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Bắc Kạn được thực hiện như sau:
- KBNN tỉnh (Phòng Kiểm soát chi) hướng dẫn, kiểm tra về chế độ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB thuộc vốn NSNN các cấp. Thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB ngân sách tỉnh, thành phố, xã phường và NSTW theo ủy quyền do KBNN thông báo; Thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi của ngân sách thành phố (gọi chung là ngân sách huyện), xã, phường (gọi chung là ngân sách xã); Tổng hợp và kiểm tra công tác quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB của các KBNN TP trực thuộc.
- KBNN huyện (Tổ Tổng hợp - Hành chính) thực hiện kiểm soát, thanh toán cho các khoản chi thuộc ngân sách huyện, xã và các khoản chi của ngân sách tỉnh cho các chủ đầu tư đóng trên địa bàn huyện và các khoản chi của ngân sách tỉnh theo ủy quyền.
- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật: - Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định:
- Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.
- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng công trình nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.
3.2. Thực trạng về công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Bắc Kạn Bắc Kạn
3.2.1. Các hình thức kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước qua KBNN Bắc Kạn KBNN Bắc Kạn
Việc kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Bắc Kạn đang được phân loại theo các nội dung:
- Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư - Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện đầu tư
- Kiểm soát thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư - Kiểm soát thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
Mỗi nội dung kiểm soát sẽ kiểm soát các hồ sơ do đơn vị sử dụng NSNN gửi đến khác nhau nhưng đều thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần; kiểm soát trước, thanh toán sau đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần. Việc kiểm soát của KBNN Bắc Kạn trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) để thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình. Việc kiểm soát của KBNN Bắc Kạn được tiến hành từ khi chủ đầu tư gửi hồ sơ đầy đủ đến KBNN tùy vào loại hồ sơ gửi lần đầu hay từng lần thanh toán mà cán bộ kiểm soát chi thuộc tổ Tổng hợp - Hành chính của KBNN Bắc Kạn kiểm soát với các quy định cho phù hợp.
-Phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN thực hiện kiểm soát theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/TT-BTC và Thông tư số 108/TT-BTC năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN và Quyết định số 5657/QĐ-KBNN năm 2016 của Tổng Giám đốc KBNN ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN hoặc các văn bản hướng dẫn thay thế, bổ sung (nếu có).
-Căn cứ chứng từ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị (Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư, nếu có) có chữ ký kiểm soát của phòng (bộ phận) Kiểm soát chi , kế toán viên thực hiện thanh toán cho đơn vị.
- Đối với các khoản chi NSNN do phòng (bộ phận) Kế toán nhà nước kiểm soát: căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước kèm hoá đơn, chứng từ, Bảng kê chứng từ thanh toán,… của đơn vị, KTV kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, nếu đủ điều kiện thanh toán thì hạch toán chuyển từ tạm ứng sang chi NSNN hoặc từ ứng trước sang tạm ứng,…
- Đối với các khoản chi NSNN do phòng (bộ phận) Kiểm soát chi kiểm soát: căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư, Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDCB,… do phòng (bộ phận) Kiểm soát chi chuyển đến, kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và hạch toán, gồm các trường hợp sau:
+ Chuyển các khoản thanh toán, tạm ứng sang chi NSNN.
+ Chuyển các khoản từ ứng trước bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán sang ứng trước bằng dự toán đã đủ điều kiện thanh toán.
+ Chuyển các khoản từ ứng trước bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán sang tạm ứng bằng dự toán.
+ Chuyển các khoản từ ứng trước bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán hoặc ứng trước bằng dự toán đã đủ điều kiện thanh toán sang chi NSNN.
3.2.2. Kết quả kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực đầu tư XDCB tại tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
a) Tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đầu tư Xây dựng cơ bản
Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về đầu tư đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng mạnh. Phát triển cơ sở hạ tầng tại các tỉnh miền núi khó khăn để tạo nên sự đồng đều về kinh tế giữa các tỉnh trở thành vấn đề cấp thiết và tỉnh Bắc Kạn là một trong các tỉnh như vậy. Qua bảng số liệu 3.1 dưới đây đã thể hiện đầy đủ tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.
Bảng 3.1: Tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực ĐTXDCB qua KBNN Bắc Kạn ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển liên hoàn Tốc độ phát triển bình quân 2014-2013 2015-2014 2013-2015 % % % Tổng chi NSNN 5,183,760 6,601,160 6,616,800 1.273 1.002 1.138 Chi đầu tư XDCB 3,280,370 3,580,000 3,644,830 1.091 1.018 1.055 Kế hoạch vốn giao 3,300,450 3,660,450 3,950,000 1.109 1.079 1.094 Thanh toán khối lượng hoàn thành 3,280,370 3,580,000 3,644,830 1.091 1.018 1.055