Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 99 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm tra kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn nhiều hạn chế như sau

+ Thứ nhất: Hạn chế trong việc áp dụng quy trình giao dịch 1 cửa khi tiếp

nhận hồ sơ ban đầu và từng lần thanh toán.

Qua thời gian triển khai kiểm soát chi theo phương thức giao dịch một cửa tại KBNN Bắc Kạn nhằm mục đích công khai, minh bạch, rõ ràng và thuận tiện cho các tổ chức và cá nhân đến giao dịch tại KBNN. Phương thức giao dịch này đã bộc lộ một số hạn chế như sau:

- Về bố trí cán bộ: Trong điều kiện số lượng biên chế cán bộ của KBNN Bắc Kạn có hạn. Vì vậy, việc bố trí cán bộ tại bộ phận giao nhận hồ sơ và trả kết quả theo hướng tách biệt giữa người giao dịch trực tiếp với khách hàng và người xử lý nghiệp vụ là không thể thực hiện được. Đặc biệt là ở những thời điểm cuối năm ngân sách, cuối kỳ khoá sổ niên độ kế hoạch năm, lượng khách hàng giao dịch rất đông gây nên tình trạng quá tải đối với cơ quan Kho bạc ngay cả khi kiểm soát chi theo mô hình từng cán bộ nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nay theo mô hình giao dịch một cửa này, mọi giao dịch đều tập trung vào bộ phận giao nhận hồ sơ và trả kết quả là không khả thi, gây nên tình trạng xếp hàng nộp hồ sơ, vì thế việc giải ngân không đảm bảo kịp thời và kéo dài thời gian hơn so với trước đây. Việc một cán bộ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng 1 lúc, vừa tiếp nhận, xử lý hồ sơ khiến khối lượng công việc nâng lên, điều này làm giảm hiệu quả của công tác thẩm định hồ sơ, dễ khiến cán bộ kiểm soát mắc phải những sai lầm không đáng có.

Bên cạnh đó, chất lượng cán bộ KSC tại KBNN Bắc Kạn cũng còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ cũ tuy đã làm lâu năm nhưng không tích cực nghiên cứu, học tập khi Nhà nước ban hành các chế độ mới về đầu tư và xây dựng nên nhiều khi giải quyết công việc còn dựa trên chế độ chính sách cũ hoặc là theo thói quen lối mòn.

Với cán bộ mới được tuyển dụng thêm thì nghiệp vụ chuyên môn chưa có, kinh nghiệm kiểm soát, quản lý còn ít. Do vậy trong khâu kiểm soát hồ sơ còn nhiều vướng mắc.

- Về phía đơn vị giao dịch thì không phải đơn vị nào cũng nắm vững cơ chế chính sách trong quản lý chi ngân sách, trình độ kế toán- tài chính của các đơn vị giao dịch chưa đồng đều, đặc biệt là trong điều kiện hiện tại nhiều cơ chế chính sách được ban hành chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi bổ sung ảnh hưởng đến việc cập nhật và bổ sung kiến thức của người thực thi công việc, nên hồ sơ chứng từ gửi đến KBNN không tránh khỏi thiếu sót phải trả lại để hoàn chỉnh nhiều lần. Nếu tiếp tục giao dịch theo mô hình một cửa như hiện nay cán bộ sẽ mất thời gian để lập phiếu cho mỗi hồ sơ sai sót đó.

+ Thứ hai: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán còn chưa phù hợp

Trong quy trình này cán bộ thanh toán phải trình lãnh đạo KBNN ký trên một số chứng từ như tờ trình, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút VĐT...rồi chuyển cho tổ kế toán. Tổ kế toán tiếp tục trình lãnh đạo ký các chứng từ kế toán như giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu có), sau đó mới thực hiện thanh toán. Điều này dẫn đến trường hợp lãnh đạo phải ký hai lần trên một hồ sơ gây ra sự không đồng bộ trong thời gian hoàn tất hồ sơ vì chứng từ này phải chờ chứng từ kia ký xong mới trả về cho chủ đầu tư.

+ Thứ ba, quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB đã quy định các bước kiểm

soát đối với từng loại vốn, từng hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu,nhưng nội dung kiểm soát trong từng trường hợp chưa cụ thể, chưa rõ ý, chưa phản ánh rõ phạm vi của việc kiểm soát vốn đầu tư.

+ Thứ tư: Ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu quản lý

Việc nhập số liệu vào chương trình ĐTKB-LAN mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả khai thác thông tin không cao như việc tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tháng, quyết toán VĐT hàng năm hay việc cung cấp số liệu báo cáo đột xuất khác khiến cho nhiều báo cáo cán bộ kiểm soát chi phải thực hiện thủ công bằng tay hoặc mở hồ sơ từng dự án để tra cứu thông tin yêu cầu.

- Chương trình còn đơn giản, chưa theo dõi, quản lý được toàn bộ quá trình quản lý, kiểm soát chi XDCB. Nhiều tác nghiệp của cán bộ quản lý, kiểm soát vẫn phải thực hiện theo hình thức thủ công như chuyển nguồn vốn, lập chứng từ hoàn ứng các năm trước, công tác thông tin báo cáo...Tính bảo mật của chương trình không cao, khi chế độ thay đổi việc nâng cấp sửa đổi chương trình thiếu tính đồng bộ. Chương trình ĐTKB-LAN không kết nối và tích hợp được với chương trình khác như chương trình kế toán KBNN, chương trình THBC_ĐTKB_LAN nên hiện tại bộ phận kiểm soát chi phải nhập 1 hồ sơ chứng từ song song trên cả 2 chương trình (ĐTKB-LAN và THBC_ĐTKB_LAN).

Mặt khác, chương trình còn chưa kết nối được với khách hàng vì vậy khách hàng khi thanh toán phải trực tiếp đến Kho bạc gây mất thời gian, công sức.

- Chương trình THBC_ĐTKB_LAN do mới triển khai ứng dụng nên hiện tại chỉ đáp ứng được yêu cầu khi kết xuất báo cáo tháng và quyết toán năm, chưa đáp ứng được yêu cầu đối với các loại báo cáo đột xuất khác và việc đối chiếu số liệu với bộ phận kế toán hàng tháng cũng như đối chiếu với chủ đầu tư hàng năm.

+ Thứ năm:Về phối hợp đôn đốc các đơn vị chủ đầu tư thanh toán vốn

Thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng triển khai thực hiện một số dự án trong những tháng đầu năm còn chậm, nhưng về phía KBNN coi việc này là trách nhiệm của chủ đầu tư, chưa bám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án, chưa có biện pháp đôn đốc phối hợp với các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như tham mưu cho các cơ quan chức năng các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, chủ đầu tư khi đến thanh toán khối lượng thường rơi vào dịp cuối năm, nên đã gây ra tình trạng quá tải, căng thẳng cho cán bộ làm nhiệm vụ KSC, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian kiểm soát chi. Bên cạnh đó vẫn còn một số công trình chưa tuân thủ đúng, đủ các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, nhưng với vai trò là cơ quan kiểm soát chi, KBNN đôi khi chưa làm tốt công tác tham mưu với chủ đầu tư để hạn chế các hiện tượng trên.

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan:

Một là, Hành lang pháp lý về quản lý đầu tư còn chưa đồng bộ thống nhất,

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường. Trong những năm gần đây Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng, nhờ đó việc quản lý, kiểm soát chi đầu tư đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, việc quản lý đầu tư và xây dựng liên quan đến nhiều Bộ, Ngành cho nên khi Chính Phủ có Nghị định sửa đổi, bổ sung thì các Bộ, Ngành chưa thể có thông báo hướng dẫn thực hiện ngay được, những thay đổi này đã tác động khá nhiều đến nghiệp vụ kiểm soát chi của KBNN. Hiện nay hướng dẫn công tác quản lý XDCB có rất nhiều văn bản áp dụng cho nhiều nguồn vốn đầu tư như: nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn ngân sách xã, nguồn vốn chương trình mục tiêu…Mặt khác, những thay đổi đó ảnh hưởng tới việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung dự toán của cấp quyết định đầu tư và Chủ đầu tư, đến quá trình giải ngân vốn của Chủ đầu tư cho các nhà thầu, đến việc thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành đối với khối lượng dở dang chuyển tiếp và qua nhiều điểm áp dụng các Thông tư hướng dẫn. Do vậy việc quản lý càng khó khăn và phức tạp.

Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu ... đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, chậm hướng dẫn cụ thể, dẫn đến các Chủ đầu tư lúng túng phải làm đi làm lại thủ tục hồ sơ nhiều lần mất nhiều thời gian, một số công trình đang dở dang thực hiện hai cơ chế dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi các thủ tục hồ sơ. Nhiều nhà thầu cố tình chờ xem cơ chế nào có lợi hơn giữa mới và cũ để điều chỉnh theo hướng có lợi cho mình...

Hai là, thủ tục công tác đầu tư rườm rà, phức tạp, từkhâu lập kếhoạch đầu tư

cho đến lúc hoàn thành công trình đòi hỏi nhiều thời gian, công sức; cần đến rất nhiều cơ quan giúp đỡ, phối hợp mới có thể hoàn thành thuận lợi được. Mặt khác do nhu cầu đầu tư rất lớn, nhưng nguồn vốn chỉ có hạn, nên dẫn đến tình trạng bố trí công trình xây dựng còn dàn trải, không tập trung, bình quân trong bố trí vốn cho từng vùng, từng ngành.

Ba là, hạn chếvềphía Chủ đầu tư: Bên cạnh các Chủ đầu tư có các Banquản

Chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án nhưng trình độ năng lực chuyên môn về XDCB còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đầu tư XDCB nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định (đó là các thủ tục từ khâu khảo sát lập dự án đến đền bù giải phóng mặt bằng, phê duyệt thiết kế - dự toán, lựa chọn nhà thầu …) cho nên dẫn đến tình trạng thời gian triển khai thực hiện dự án bị kéo dài, các loại hồ sơ chứng từ gửi tới cơ quan KBNN theo quy định còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, hợp pháp, từ đó làm chậm cho công tác giải ngân thanh toán vì hồ sơ phải làm đi làm lại nhiều lần gây thêm khó khăn cho cơ quan KBNN.

Bốn là, một số công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sửdụng hoặc vì lý

do đã dừng thi công song chưa được quyết toán và tất toán tài khoản. Đây là hậu quả từ việc sáp nhập, chia tách, giải thể… nên không thể xác định chính xác được Chủ đầu tư hay đơn vị thực hiện do đó khó khăn cho việc khôi phục hồ sơ, tài liệu để tập hợp cho công tác quyết toán, việc tạm ứng cho nhà thầu với mức cao và trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc đôn đốc giám sát thực hiện là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

* Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, trình độ, năng lực của cán bộkiểm soát thanh toán

Hầu hết cán bộ làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB được đào tạo về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, chính vì vậy, cán bộ kiểm soát chi không có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng cơ bản. Từ năm 2008, trách nhiệm kiểm tra về định mức, đơn giá, khối lượng thuộc về Chủ đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác kiểm soát thanh toán, người cán bộ thanh toán cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực đầu tư xây dựng để có thể nắm bắt được tính logic của các công việc, hồ sơ và trình tự trong quá trình thực hiện dự án, việc lựa chọn nhà thầu đã đúng với quy định của Nhà nước hay không, khối lượng yêu cầu thanh toán so với dự toán, so với hợp đồng có hợp lý, có đúng hay không, phải đánh giá được tiến độ thi công từng công trình...

Hơn nữa, đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng thì có những chi phí mà cán bộ thanh toán không có chuyên môn, hiểu biết về xây dựng thì sẽ gặp khó khăn, trong việc kiểm tra cần có thời gian để xem xét, nghiên cứu. Bên cạnh đó, khối lượng

công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ thanh toán có hạn lại phải kiêm nhiệm luôn cả nhiệm vụ kiểm tra dẫn tới phát hiện chưa hết sai sót trong hồ sơ thanh toán, chất lượng kiểm tra, kiểm soát chưa được cao.

Thứ hai, biên chếcán bộcòn thiếu và bất cập. Sau khi triển khai tổchứcthực

hiện công tác văn thư lưu trữ theo tiêu chuẩn ISO và tách tài vụ nội bộ riêng với kế toán ngân sách, tại KBNN Bắc Kạn khối lượng công việc tăng lên nhiều, hiện nay Bộ phận Tổng hợp - hành chính ngoài nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư, còn phải làm công tác kế hoạch tổng hợp, hành chính, văn thư lưu trữ dẫn đến công việc quá tải, nên không tránh khỏi chậm trễ và có thể xảy ra sai sót.

Thứ ba, Quy trình kiểm soát chi đầu tư chưa phù hợp với thực tiễn, sự tách

bạch giữa các qui trình vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư ngoài nước và vốn đầu tư từ Ngân sách xã làm khó khăn cho việc bố trí cán bộ thanh toán, nhất là đối với KBNN cấp huyện, do biên chế cho Tổ Tổng hợp - hành chính ở KBNN cấp huyện chỉ có một hoặc hai người vừa làm nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư, lại vừa làm công tác kế hoạch tổng hợp, hành chính, văn thư lưu trữ do vậy khối lượng công việc là rất lớn, nhất là các tháng cuối năm và tháng 01 hàng năm.

Thứ tư, Việc áp dụng công nghệthông tin vào công tác kiểm soát thanh toán

chưa được đồng bộ, và chưa được cập nhật chỉnh sửa kịp thời theo yêu cầu quản lý. Điều đó cũng dẫn đến kéo dài thời gian kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)