Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 40 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các Ngân

hàng thương mại

1.1.3.1. Nhân tố bên trong

Chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại

Căn cứ vào chiến lược phát triển, hoạt động kinh doanh của tổ chức trong từng thời kỳ để nhà quản lý lập các kế hoạch về nguồn nhân lực: về số lượng, về

kiến thức, kỹ năng, về công tác đánh giá, so sánh đưa ra số lượng nhân lực cần thiết theo trình độ, chuyên môn đạt yêu cầu của công việc đặt ra hay không. Từ đó, có kế hoạch đào tạo nâng cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tổ chức.

Môi trường làm việc trong ngân hàng thương mại

Môi trường làm việc không chỉ bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật; hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho công việc mà còn bao gồm cả những mối quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên - cấp dưới, không khí làm việc, phong cách, cách thức làm việc của tổ chức.

Một môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người lao động thể hiện năng lực, phát triển bản thân, cống hiến hết minh, gắn bó lâu dài với tổ chức. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh sẽ là nhân tố kích thích nguồn nhân lực phát triển, nâng cao chất lượng bản thân.

Văn hóa tổ chức lành mạnh trong ngân hàng thương mại

Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích mà tổ chức đặt ra (Phạm Thị Mai Anh, 2009).

Văn hóa tổ chức được xây dựng lành mạnh sẽ giúp đội ngũ nhân viên có chuẩn mực trong cách sống, cách nghĩ, cách làm việc, có quan hệ ứng xử tốt với đồng nghiệp với khách hàng. Đồng thời, giúp đội ngũ nhân viên tích cực tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và kỹ năng giao dịch. Khuyến khích đội ngũ nhân viên chú ý học hỏi nâng cao trình độ, kĩ năng, nâng cao khả năng dự đoán, sáng tạo trong giải quyết những khiếu nại, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc. Từ đây, sẽ khiến chất lượng nguồn lực lực trong tổ chức được nâng cao.

1.2.3.2. Nhân tố bên ngoài

Hệ thống giáo dục, đào tạo

Chất lượng giáo dục, đào tạo là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Đây là yếu tố tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển của mọi tổ chức.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo. Năng lực này có được thông qua giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong qúa trình làm việc. Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng giáo dục, đào tạo chuyên môn, các kỹ năng cơ bản do được đào tạo. Khi chất lượng nguồn nhân lực tại các trường đại học được nâng cao đồng nghĩa với việc tổ chức có cơ hội tuyển dụng được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt, giảm thiểu chi phí đào tạo lại của tổ chức. Đây là tiền đề để các tổ chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Môi trường pháp lý

Bộ luật lao động, luật thương mại, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động,… là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho tổ chức giải quyết tốt các mối quan hệ giữa đội ngũ nhân viên trong tổ chức, là tiền đề để tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển nguồn nhân lực tương lại trong các tổ chức về chất và lượng như: chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân lực, chính sách an toàn trong quá trình làm việc,…

Yếu tố chính trị

Các yếu tố chính trị bao gồm các mục tiêu, đường lối chính trị đối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định. Về cơ bản, nền chính trị ở nước ta tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia nhập ASEAN, WTO,TPP và các hiệp định kinh tế… đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các tổ chức kinh tế của Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, điều này đòi hỏi mỗi tổ chức phải xây dựng được cho mình một đội ngũ nhân viên đủ mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập.

1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại một số ngân hàng thương mại trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra với NH TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)