5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội dựa vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ... để mô tả thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên qua các năm từ năm 2017 đến năm 2019 dựa trên các số liệu được cung cấp từ ngân hàng. Dựa trên những kết quả thu thập được để từ đó đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cũng như đưa ra được giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đây.
Ngoài ra tác giả thu thập thông tin ý kiến của các cán bộ công nhân viên ngân hàng nhằm đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên hiện nay.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm, so sánh việc thực hiện chỉ tiêu của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên so với các chi nhánh khác trong nội bộ cùng ngân hàng và so với các ngân hàng bạn trên cùng địa bàn tỉnh. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân.
Thông qua số bình quân, tần suất, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.
Trên cơ sở thông tin được thống kê, tác giả sử dụng phương pháp thống kê so sánh để theo dõi, xem xét và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực qua các năm, từ đó mô tả được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên. Từ những so sánh, phân tích này, luận văn sẽ rút ra ưu điểm, hạn chế của các đối tượng làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
2.2.3.3. Phương pháp loại trừ
Có nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho quá trình phân tích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó phương pháp loại trừ được sử dụng khá phổ biến khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại bằng các đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.s