nƣớc ngoài của thành phố Hà Nội.
Kiểm tra hoàn thuế GTGT nói riêng và kiểm tra thuế nói chung có ý nghĩa quan trọng góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế, đồng thời đó cũng là công cụ, phƣơng tiện để ngăn ngừa, phòng chống hành vi vi phạm và tội phạm về
thuế. Mặt khác, đây cũng là hoạt động đóng góp thiết thực vào công tác cải cách thủ tục hành chính thuế ở nƣớc ta hiện nay. Do vậy, công tác quản lý và kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp doanh nghiệp nƣớc ngoài của thành phố trong trong thời gian tới phải đảm bảo quán triệt những quan điểm có tính nguyên tắc sau: Thứ nhất, công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT phải dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu thông tin liên quan tới NNT – doanh nghiệp, đánh giá đƣợc việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đặc biệt chú ý các dấu hiệu của doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro cao về thuế nhƣ: DN kinh doanh nông lâm, thủy, hải sản sử dụng hóa đơn, chứng từ của DN có trụ sở tại địa phƣơng không có nguồn nguyên liệu; DN mới thành lập kinh doanh đa ngành nhƣng số vốn đăng ký thấp; DN có quy mô kinh doanh bất hợp lý (cao hơn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu) và DN có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ.
Thứ hai, công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT phải dựa vào các quy định pháp luật: Luật thuế, Luật quản lý thuế, ... cũng nhƣ Quy trình kiểm tra thuế và quản lý hoàn thuế GTGT do ngành quy định và hƣớng dẫn thực hiện. Cán bộ, công chức thuế thực thi công cụ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, tính sát thực khách quan, công khai, dân chủ, kết luận vấn đề về kiểm tra hoàn thuế phải có chứng lý, không suy diễn.
Thứ ba, công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT phải đƣợc thực hiện theo chƣơng trình, kế hoạch cụ thể với các nội dung, thời gian, đoàn kiểm tra, số cuộc kiểm tra đã đƣợc phê duyệt. Đồng thời phải thông báo công khai cho đối tƣợng NNT để chủ động phối hợp thực hiện công tác kiểm tra hoàn thuế tại cơ quan thuế cũng nhƣ trƣờng hợp kiểm tra tại trụ sở của NNT.
Thứ tƣ, quyết định đoàn kiểm tra và tiến hành các cuộc kiểm tra phải phù hợp hợp nhiệm vụ và mục tiêu của công tác kiểm tra hoàn thuế, đảm bảo các nguồn lực và thời gian thực thi tƣơng thích. Đoàn kiểm tra, phải đảm bảo tính dân chủ, tranh thủ sự ủng hộ của doanh nghiệp cung cấp thông tin phục vụ công tác kiểm tra hoàn thuế. Nghiêm cấm cán bộ làm công tác kiểm tra cố ý làm sai lệch hoặc mở
rộng nội dung, phạm vi kiểm tra, lợi dụng quyền hạn sách nhiễu, gây phiền hà hoặc bao che cho doanh nghiệp vi phạm,...
Thứ năm, tăng cƣờng phối hợp trong nội bộ ngành, giữa ngành thuế với các ngành khác có liên quan (trong đó có cảnh sát phòng, chống tội phạm về kinh tế) và chính quyền địa phƣơng trong công tác quản lý, kiểm tra thuế và hoàn thuế GTGT. Gắn công tác kiểm tra hoàn thuế với công tác kế toán, thống kê kinh doanh, hệ thống thông tin tuyên truyền, hỗ trợ NNT, hệ thống thông tin dữ liệu về thuế, quản lý thuế và hậu kiểm sau hoàn.