3.3.1. Những kết quả đạt được
Những năm gần đây, Cục thuế TP Hà Nội đã xác định rõ công tác kiểm tra, thanh tra hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp nƣớc ngoài là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng hàng đầu nhằm giảm thiểu gian lận của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, kinh
doanh một cách lành mạnh. Cùng với việc xây dựng qui trình nội bộ hƣớng dẫn chung cho toàn thể cán bộ khi thực hiện công tác hoàn thuế GTGT và công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT đồng thời quy định rõ trách nhiệm và thời gian thực hiện của quá trình đó bên cạnh đó thƣờng xuyên cũng cố đào tạo về vấn đề kiểm tra, thanh tra cho cán bộ thuế thực hiện công tác thanh tra kiểm tra. Do đó, công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan. Những kết quả đó có thể khái quát trên một số mặt nhƣ sau:
Thứ nhất, Về số lƣợng hồ hoàn đƣợc giải quyết: Có thể nhận thấy rằng số hồ
sơ giải quyết hoàn trong các năm ngày càng gia tăng, điều này chứng tỏ rằng công tác kiểm tra hoàn thuế đang đƣợc Ban lãnh đạo và các cán bộ tại các phòng Thanh tra kiểm tra thuế chú trọng. Bên cạnh về mặt số lƣợng giải quyết thì chất lƣợng của các cuộc kiểm tra cũng đƣợc nâng cao và kiểm soát chặt chẽ thông qua quy chế giám sát quá trình kiểm tra, thanh tra do Cục thuế ban hành.
Thứ hai, Về thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và thời gian tiến
hành các cuộc thanh tra kiểm tra: Trƣớc khi Luật quản lý thuế mới ban hành thì thời gian giải quyết hoàn thuế GTGT đối với hồ sơ hoàn thuế trƣớc kiểm tra sau là 15 ngày kể từ ngày đơn vị gửi đủ hồ sơ. Với hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm tra trƣớc hoàn thuế sau thì thời gian thực hiện công tác hoàn thuế bao gồm cả thời gian thực hiện kiểm tra thanh tra hoàn thuế GTGT tại trụ sở ngƣời nộp thuế là 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, sau khi Luật quản lý thuế sửa đổi vào tháng 7 năm 2017 thì thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT của các đối tƣợng gửi đến giảm xuống: kiểm tra trƣớc hoàn là 40 ngày, hoàn thuế trƣớc kiểm tra sau là 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của đơn vị. Đi đôi với việc rút ngắn về thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT là thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra hoàn thuế cũng từng bƣớc rút ngắn xuống. Tuy nhiên, chất lƣợng của các cuộc kiểm tra vẫn đảm bảo so với những yêu cầu đặt ra để đáp ứng về mặt thời gian giải quyết hồ sơ hoàn. Về mặt thời gian xử lý hồ sơ, hàng năm Cục thuế TP Hà Nội cũng đã tự rà soát, đánh giá xem thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT có đảm bảo thời gian quy định không.
Trong vòng 3 năm gần đây (Năm 2017, năm 2018, năm 2019), các cơ quan ban ngành (Thanh tra chính phủ, Kiểm toán nhà nƣớc) đều thực hiện rà soát kiểm tra về thời gian xử lý các hồ sơ hoàn thuế GTGT. Kết quả rà soát đều đạt đƣợc thời gian nhƣ quy định. Một số hồ sơ hoàn thuế GTGT bị kéo dài thời gian với lý do: Doanh nghiệp giải trình bổ sung thông tin tài liệu; Đối chiếu nợ; Là doanh nƣớc ngoài nên ngƣời đại diện pháp luật là ngƣời nƣớc ngoài nên việc trao đổi thông tin, dịch tài liệu mất nhiều thời gian hơn; Ngƣời đại diện pháp luật đi công tác không ký đƣợc biên bản thanh tra kiểm tra, biên bản làm việc; có các vƣớng mắc cần xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính;... Để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là có sự có sự góp phần không nhỏ từ việc phân công chỉ đạo của Ban lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội và sự phấn đấu làm việc của từng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế trong công tác xử lý hoàn thuế GTGT.
Thứ ba, Thông qua việc kiểm tra hồ sơ trƣớc hoàn thuế GTGT và hồ sơ sau
hoàn thuế GTGT Cục thuế TP Hà Nội đã giảm số thuế GTGT đề nghị hoàn của các doanh nghiệp đối với năm 2017 là 238.168 triệu đồng, năm 2018 là 126.857 triệu đồng, năm 2019 là 125.569 triệu đồng. Việc giảm hoàn thuế GTGT nêu trên đã góp phần không nhỏ giảm chi từ ngân sách nhà nƣớc, hạn chế, phát hiện và ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng vốn ngân sách nhà nƣớc từ ngƣời nộp thuế, giảm thiểu gian lận thuế, khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc ngoài phát triển lành mạnh và trong sạch trên đất nƣớc Việt Nam.
Số tiền giảm hoàn thuế GTGT trên có thể do nhiều nguyên nhân: số thuế GTGT đầu vào không đƣợc hoàn kỳ này nhƣng đƣợc chuyển khấu trừ sang kỳ sau (hay còn gọi là chƣa đủ điều kiện để hoàn thuế và đƣợc kê khai điều chỉnh vào các kỳ thuế tiếp theo) chủ yếu là do các nguyên nhân chính sau: công ty chƣa đủ điều kiện hoàn do chƣa dừng hoàn tại chỉ tiêu 42 trên tờ khai thuế GTGT tháng/quý, doanh nghiệp chƣa đủ điều kiện hoàn đối với số thuế GTGT đầu vào do chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh toán qua ngân hàng, tại tháng/quý hạ chỉ tiêu hoàn thuế GTGT nhƣng không có doanh thu xuất khẩu (đối với trƣờng hợp hoàn thuế GTGT xuất khẩu) hoặc không có đủ hồ sơ chứng từ, không hạch toán sổ sách theo chế độ kế toán của Việt Nam....
Không đƣợc hoàn thuế GTGT kỳ này và không đƣợc chuyển khấu trừ kỳ sau: đối với trƣờng hợp này thì số thuế GTGT bị loại sẽ đồng thời loại trên tờ khai thuế GTGT (không đƣợc kê khai điều chỉnh vào các kỳ thuế tiếp theo) và các khoản chi phí đƣợc trừ doanh nghiệp kê khai khi tính thuế TNDN chủ yếu là do: doanh nghiệp kê khai đối với các hóa đơn không phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Các khoản tiêu dùng cá nhân(không có trong quy chế của công ty cũng nhƣ hợp đồng lao động đối với cá nhân); Sử dụng và kê khai khấu trừ các hóa đơn GTGT đầu vào của các doanh nghiệp đƣợc xác định là có hành vi tạo lập hóa đơn giả, hành vi mua bán hóa đơn, các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh mang theo hóa đơn đã có thông báo của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp trong thời gian bị cƣỡng chế nợ thuế; Phần thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ chênh lệch do doanh nghiệp không thực hiện phân bổ thuế GTGT đầu vào dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế theo tỷ lệ doanh thu tính thuế/ tổng doanh thu cuối năm...
Thứ tư, Trong năm 2018, Cục thuế TP Hà Nội đã triển khai ban hành thƣ ngỏ
và quyết định giám sát hoàn thuế GTGT gửi tới từng doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT. Trên thƣ ngỏ và quyết định giám sát hoàn thuế GTGT ghi rõ số điện thoại đƣờng dây nóng của Cục thuế TP Hà Nội và số điện thoại của ngƣời giám soát đoàn thanh tra kiểm tra hoàn thuế để doanh nghiệp có thể phản ánh thái độ và công tác thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cán bộ thanh tra kiểm tra. Việc ban hành thƣ ngỏ và quyết định giám sát hoàn thuế GTGT nêu trên đã góp phần lành mạnh hóa trong công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT của ngƣời nộp thuế, là kênh thông tin để doanh nghiệp phản ánh trao đổi với cơ quan thuế khi có các vƣớng mắc.
Thứ năm, 100% hồ sơ hoàn thuế trƣớc kiểm tra sau đều phân công kiểm tra
sau hoàn thuế trong thời hạn một năm kể từ khi có quyết định hoàn thuế GTGT, trừ trƣờng hợp các doanh nghiệp đã đƣợc thanh tra kiểm tra trong năm rồi thì sẽ chuyển sang năm sau kiểm tra sau hoàn để tránh việc kiểm tra chồng chéo. Việc kiểm tra sau hoàn thuế GTGT trong vòng một năm kể từ khi có quyết định hoàn thuế GTGT
nhằm kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của hồ sơ hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp tránh gây tình trạng thất thoát tiền thuế GTGT của ngân sách nhà nƣớc đối với các trƣờng hợp cố tình vi phạm và giảm bớt rủi ro về tiền phạt chậm nộp đối với các doanh nghiệp do sơ xuất không kiểu rõ quy định của pháp luật mà vi phạm.
3.3.2. Những hạn chế
Nhƣ đã phân tích ở trên, công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp nƣớc ngoài của Cục thuế TP Hà Nội thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế đó có thể khái quát lại trên các nội dung sau:
Thứ nhất, vẫn có sự chênh lệch giữa số thuế GTGT doanh nghiệp đề nghị đƣợc hoàn và số thuế GTGT thực tế cơ quan thuế hoàn cho doanh nghiệp. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra trƣớc và sau hoàn thuế, các cán bộ thuế phát hiện việc xảy ra những sai phạm cả vô tình và hữu ý trong quá trình thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT, lƣu trữ và sử dụng hóa đơn, chứng từ minh chứng cho bộ hồ sơ đề nghị đƣợc hoàn thuế GTGT tại các doanh nghiệp. Nhiều DN sử dụng hóa đơn của các DN mua bán hóa đơn để kê khai khống các hóa đơn GTGT đầu vào để khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Muốn giải quyết đƣợc vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về hạch toán kế toán, tài chính doanh nghiệp, các quy định về lƣu giữ và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Thứ hai, mặc dù công tác kiểm tra, đối chiếu nhằm xác minh tính chính xác, hợp lý, hợp pháp của các thông tin đƣợc doanh nghiệp kê khai trong hồ sơ hoàn thuế GTGT luôn đƣợc quan tâm sát sao, tuy nhiên cá biệt vẫn còn xảy ra những sai sót trong đó cán bộ thuế không phát kịp thời những sai lệch trong kê khai của các doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT cho các đối tƣợng thuộc diện hoàn thuế trƣớc – kiểm tra sau. Chính vì vậy, công tác kiểm tra sau hoàn thuế cần phải đƣợc quan tâm và đẩy mạnh nhằm đảm bảo số thuế GTGT thực hiện hoàn cho các doanh nghiệp là đủ, đúng, tránh gây thất thoát NSNN.
Thứ ba, quy trình hoàn thuế hiện nay tuy đã tƣơng đối chặt chẽ, tuy nhiên việc đáp ứng đúng đƣợc thời gian quy định về xử lý hoàn thuế trong thời hạn 6 ngày
(đối với trƣờng hợp hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau) và 40 ngày (đối với trƣờng hợp kiểm tra trƣớc, hoàn thuế sau) đối với những bộ hồ sơ hoàn thuế có tính chất phức tạp cao, chứa đựng nhiều nghiệp vụ kiểm tra là rất khó khăn. Thời gian kiểm tra bị kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm xử lý các tình huống còn yếu, chƣa linh động giữa các tình huống kiểm tra của các cán bộ kiểm tra, đặc biệt là các cán bộ trẻ.
Thứ tƣ, các chính sách, thông tƣ, nghị định và các văn bản hƣớng dẫn về hoàn thuế GTGT của Bộ Tài chính thƣờng xuyên thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ việc kêu gọi các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào đầu tƣ tại Việt Nam. Nhiều cán bộ không thƣờng xuyên rà soát và xây dựng cho mình hệ thống các văn bản hƣớng dẫn, dẫn đến việc nắm bắt các nội dung thay đổi không kịp thời. Do vậy, việc phát hiện các vi phạm trong kiểm tra hoàn thuế GTGT tại các doanh nghiệp sẽ không đƣợc kịp thời. Từ đó, việc thu hồi tiền hoàn thuế GTGT để nộp trở lại vào NSNN cũng bị chậm trễ, hoặc nghiêm trọng hơn, có thể gây thất thoát cho NSNN.
Thứ năm, số thuế truy hoàn bình quân trên một hồ sơ đƣợc kiểm tra trong quá trình kiểm tra sau hoàn thuế và số thuế không đƣợc hoàn bình quân trên một hồ sơ đƣợc kiểm tra trong quá trình kiểm tra trƣớc hoàn là tƣơng đối lớn. Điều này một mặt chứng minh khả năng phát hiện các hành vi vi phạm của cơ quan thuế, mặt khác cũng cho thấy mức độ gian lận của ngƣời nộp thuế còn lớn. Song trên thực tế đối với các hành vi vi phạm của DN thì ngoài việc truy hoàn, tính tiền chậm nộp, phạt hành vi kê khai sai sau kiểm tra thì chƣa có biện pháp cứng rắn cụ thể nào cả để thực sự răn đe các DN không tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam.
Thứ sáu, để công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT thực sự có hiệu quả thì phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành với nhau. Ví dụ: Phối hợp với công an để xác minh hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, các doanh nghiệp mua bán hóa đơn; Phối hợp với cục thuế hải quan, các chi cục hải quan để kiểm tra giám sát điều kiện hƣởng doanh thu xuất khẩu 0%; Phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc để chuyển tiền hoàn cho DN đúng hạn.... Tuy nhiên trên thực tế thì sự phối hợp này chƣa thực sự đáp ứng điều kiện về thời gian, còn nhiều các thủ tục rƣờm rà. Điều này làm ảnh hƣởng đến tính kịp thời của công tác kiểm tra hoàn thuế.
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NƢỚC NGOÀI CỦA CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1. Định hƣớng hoạt động kiểm tra hoàn thuế GTGT của Cục thuế Hà Nội
Thuế GTGT đƣợc áp dụng nhìn chung đã phát huy đƣợc tác dụng của nó, đặc biệt việc thực hiện hoàn thuế GTGT cho đối tƣợng kinh doanh đã phần nào tạo đƣợc điều kiện thuận lợi, giúp doanh nghiệp khắc phục đƣợc những khó khăn trong quá trình kinh doanh. Song vấn đề tồn tại trong công tác hoàn thuế GTGT nói riêng và quản lý thuế GTGT nói chung không phải là không còn. Tình hình thực tế cho thấy việc gian lận hoá đơn để đƣợc hoàn thuế đang ở mức báo động.
Chính vì vậy mà Cục thuế Hà Nội nói riêng và ngành thuế nói chung phải có những định hƣớng hoạt động cụ thể nhƣ:
Thƣờng xuyên tuyên truyền cho NNT nắm đƣợc nội dung cũng nhƣ yêu cầu của Luật thuế GTGT. Công tác giáo dục, tuyên truyền có thể đƣợc tiến hành theo các hình thức sau đây:
- Đối với mỗi NNT khi đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, đăng ký mã số thuế thì cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác phải phát cho họ những tài liệu liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, các văn bản pháp luật, những tài liệu hƣớng dẫn, tuyên truyền về các Luật thuế, trách nhiệm và nghĩa vụ của NNT trong sản xuất. Các tài liệu này có thể gửi kèm với các giấy phép của NNT để ĐTNT nắm bắt kịp thời.
- Cơ quan thuế cần phải phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan chức năng khác để thƣờng xuyên phổ biến tuyên truyền về nội dung các văn bản pháp luật thuế. Tổ chức các buổi toạ đàm với các doanh nghiệp để tìm hiểu thêm những băn khoăn, vƣớng mắc từ phía doanh nghiệp và một số vấn đề chƣa hoàn chỉnh của các văn bản pháp quy để có biện pháp sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn chính sách thuế sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
- Cơ quan thuế phải thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành nội dung pháp luật thuế của các NNT, có biện pháp khuyến khích kịp thời đối với những trƣờng hợp thực hiện đúng, đầy đủ và có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những trƣờng hợp cố tình vi phạm nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Công tác giáo dục, tuyên truyền phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Một mặt nó sẽ nâng cao khả năng hiểu biết, nhận thức của NNT, giúp cho quá trình thực thi Luật thuế đạt hiệu quả cao. Mặt khác thông qua công tác này có thể nắm bắt, uốn nắn, xử lý kịp thời các