Đa dạng hóa và tập trung phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 93 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1.Đa dạng hóa và tập trung phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ

trên thị trường

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần và khách hàng, để thu hút đƣợc khách hàng trong thời gian tới BIDV Thái nguyên cần tiến hành đa dạng, mở rộng hoạt động tín dụng từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm tín dụng.

- Mở rộng hình thức tín dụng gián tiếp: Đây là hình thức tài trợ cho

khách hàng cá nhân vay mua ô tô kinh doanh và tiêu dùng qua các đại lý ô tô theo phƣơng thức các đại lý ô tô và Ngân hàng ký kết thỏa thuận hợp tác trong đó các đại lý giới thiệu khách hàng mua ô tô có nhu cầu vay vốn ngân hàng để bù đắp nguồn vốn bị thiếu hụt, Ngân hàng sẽ thẩm định lại khách hàng và tài trợ căn cứ vào các quy định trong thỏa thuận hợp tác với đại lý. Theo đó lợi ích mang lại cho các bên là rất rõ ràng, đối với đại lý ô tô: doanh số bán hàng tăng lên đáng kể; đối với khách hàng: dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay; đối với Ngân hàng: tăng trƣởng tín dụng bán lẻ, tăng phí dịch vụ thanh toán, phát triển các dịch vụ ngân hàng đến các cá nhân vay mua ô tô nhƣ thẻ ATM, tài khoản thanh toán,....

- Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trên địa bàn

Thái Nguyên doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, do đó chi nhánh cần có các giải pháp nhằm vào đối tƣợng khách hàng này:

+ Nghiên cứu về các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ để đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển, tiềm năng.... tiến hành phân loại, xác định mức tín dụng và hình thức cho vay phù hợp.

+ Khuyến khích cho vay đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ.

+ Tạo lập mối quan hệ thân thiết với những khách hàng có quan hệ lâu dài, thƣờng xuyên, khách hàng có quan hệ tín dụng tốt. Tích cực khai thác các khách hàng chiến lƣợc, khách hàng mục tiêu nhƣ đƣa ra các hình thức khuyến mại, tƣ vấn miễn phí....

- Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ: Hiện nay, BIDV Thái Nguyên đang thực

hiện theo chủ trƣơng của BIDV hội sở chính là tập trung phát triển hoạt động bán lẻ nhƣ cho vay đảm bảo bằng lƣơng, cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay thấu chi, .... mới đƣợc triển khai. Để tiếp tục phát triển theo định hƣớng này, trong thời gian tới BIDV Thái Nguyên cần có các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ nhƣ:

+ Giảm thiểu thủ tục, hồ sơ dành cho khách hàng cá nhân để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

+ Có chính sách ƣu đãi nhằm tiếp cận các đối tƣợng khách hàng có nguồn thu ổn định nhƣ giáo viên, bộ đội, công an....

+ Tăng cƣờng đào tạo cán bộ về sản phẩm, kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng.

+ Tăng cƣờng bán ch o các sản phẩm dịch vụ hiện đại đi kèm với các sản phẩm tín dụng bán lẻ để tăng nguồn thu cho chi nhánh nhƣ thẻ, tài khoản thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử,....

Trên thực tế, các sản phẩm bán lẻ của chi nhánh Thái Nguyên chƣa có sự linh hoạt, còn phụ thuộc theo quy định của Hội sở. Do đó, trong thời gian tới, cần xây dựng và hoàn thiện sản phẩm theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục, lãi suất linh hoạt, thời gian vay phù hợp, đối tƣợng vay đa dạng đáp ứng nhu

cầu khách hàng ngày càng tốt hơn. Đây là một thị trƣờng có tiềm năng để Ngân hàng có thể thu hút thêm khách hàng, gia tăng thị phần và củng cố hình ảnh trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 93 - 95)