Hoàn thiện mẫu phiếu đánh giá thực hiệncông việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại công ty cổ phần viglacera (Trang 81 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Hoàn thiện mẫu phiếu đánh giá thực hiệncông việc

4.2.2.1. Hoàn chỉnh tên gọi mẫu phiếu đánh giá

Phiếu đánh giá thực hiện công việc ở Công ty có tên là Đánh giá nhân sự. Tên gọi này chưa phù hợp do có sự khác nhau nhiều giữa Đánh giá nhân sự và Đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá nhân sự là một khái niệm rộng, được hiểu là đánh giá con người bao gồm về năng lực làm việc, trình độ chuyên môn, tiềm năng trong tương lai….và cả về đánh giá thực hiện công việc của người đó. Theo như nghĩa hiểu trên thì đánh giá thực hiện công việc chỉ là một phần trong đánh giá nhân sự. Đánh giá thực hiện công việc là sự

đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. Đánh giá thực hiện công việc bỏ qua việc xem xét người thực hiện công việc về các yếu tố như: thâm niên, trình độ… mà chỉ quan tâm đến việc thực hiện công việc của người đó: quá trình làm việc và kết quả công việc đạt được.

Việc sử dụng phiếu đánh giá thực hiện và phiếu đánh giá nhân sự cũng khác nhau. Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm, có tính thường xuyên và định kỳ. Tuy nhiên thì đánh giá nhân sự không như vậy. Đánh giá nhân sự thường phát sinh trong việc bố trí nhân sự hoặc đào tạo…

Từ những sự so sánh ở trên, ta thấy sự khác nhau rõ rệt giữa Đánh giá nhân sự và đánh giá thực hiện công việc. Tên gọi phiếu đánh giá nhân sự được sử dụng trong thời gian dài như vậy là do sự sai sót và nhầm lẫn trong tên gọi ngay từ đầu và chính tên gọi Đánh giá nhân sự lại ngắn gọn hơn. Nhưng tên gọi của phiếu đánh giá thực hiện công việc của Công ty là phiếu Đánh giá nhân sự là sai. Cần thay đổi lại cho đúng để hiểu đúng được bản chất của công tác đánh giá thực hiện công việc.

4.2.2.2. Thiết kế nội dung của phiếu đánh giá thực hiện công việc

Việc phân chia phiếu đánh giá làm hai loại là: Chuyên viên và Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ - Cán bộ có chức vụ từ tổ trưởng trở lên đã phản ánh hết về số lượng nhân viên tham gia đánh giá.

Từ tính chất công việc khác nhau mà việc thực hiện công việc của nhóm nhân viên đó cũng khác nhau. Có những nhóm công việc có thể định lượng được. Ví dụ như công việc của các kỹ thuật viên trực tiếp sản xuất hoặc cán bộ phòng ban (Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch đầu tư) thì việc định lượng kết quả thực hiện công việc có thể đưa ra như: Có thêm được bao

nhiêu khách hàng ới, duy trì được bao nhiêu khách hàng cũ, tổng giá trị tiền/tài sản mà nhân viên đó đang quản lý của các khách hàng, tăng/giảm bao nhiêu….Còn các nhóm công việc của các phòng ban như phòng Tổ chức lao động, phòng quản lý tài nguyên thì việc định lượng lại khó khăn hơn nhiều. Chính vì vậy mà sự đánh giá thực hiện công việc cũng phải khác.

Vì sự khác biệt giữa những nhóm công việc như vậy mà cần có sự cụ thể hơn trong sự phân loại các phiếu đánh giá. Phiếu đánh giá không chỉ còn hai loại mà có thể tăng lên các loại khác nhau để bao quát hết việc thực hiện công việc của nhân viên, chẳng hạn phân loại thành phiếu dành cho người lao động tại xưởng, xí nghiệp; nhân viên các phòng ban; nhà quản lý công ty (Ban giám đốc; Trưởng phó phòng ban; Tổ trưởng). Khi sự phân chia cụ thể như thế được thực hiện thì các kết quả đánh giá này phản ánh đúng hơn việc thực hiện công việc của các cá nhân. Khi đó các kết quả của công tác đánh giá được sử dụng chính xác và hợp lý hơn.

Nội dung phiếu đánh giá nhân viên, người lao động thường phải có các tiêu chí chung: Thái độ công tác, Hành vi công tác, Trình độ nghiệp vụ, Phong cách làm việc, Kỷ luật lao động.

Nội dung phiếu đánh giá của cán bộ có chức vụ của nhà quản lý thể hiện rõ chức năng của họ: Lập và thực hiện kế hoạch; Điều hành; Tổ chức; Kiểm tra giám sát; Điều chỉnh.

- Các loại công tác được xác định:

Công ty chia làm 5 loại công tác là: A: Loại lao động xuất sắc

B: Loại lao động giỏi C: Loại lao động tiên tiến D: Loại lao động yếu E: Loại lao động kém

Việc chia làm 5 loại lao động này là hợp lý tuy nhiên nên thay đổi tên gọi của lao động yếu và lao động kém. Do từ yếu kém thường tọa tâm lý tự ti trong nhân viên. Giải pháp là nên thay:

Lao động yếu là lao động trung bình Lao động kém là lao động cần cố gắng

Từ những hạn chế trong mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc của Công ty ta thấy giải pháp cần thiết là thiết kế nhiều mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc hơn để tương ứng với từng nhóm lao động có thể định lượng được kết quả thực hiện công việc. Còn những bộ phận như: Nhân sự, Kế toán… thì kết quả thực hiện khó có thể định lượng được thì cần được xem xét kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá.

4.2.2.3. Cách thức đánh giá

Công ty đánh giá thực hiện công việc của người lao động, các bộ phận phòng ban chức năng, ban quản lý công ty có thể kết hợp cả hình thức đánh giá trên giấy và qua kênh trực tuyến (mạng Internet nội bộ công ty). Đặc thù công ty sản xuất sản phẩm nên số lượng công nhân lớn, công ty nên đưa ra hình thức đánh giá trực tuyến sẽ nhanh chóng, chính xác và dễ dàng quản lý kết quả.

4.2.3.Hoàn thiện công tác phân tích công việc

* Căn cứ

ĐGTHCV phải được tiến hành trên nền tảng phân tích công việc. Phân tích công việc với ba nội dung là bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn công việc là cơ sở sát thực nhất để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trong công tác ĐGTHCV với NLĐ. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng một cách rõ ràng, hợp lý sẽ giúp cho việc đánh giá được dễ dàng và chính xác hơn. Thực tế hiện nay công tác phân tích công việc tại công ty được tiến hành một cách sơ sài, ở mỗi vị trí

chức danh mới chỉ có bản mô tả công việc. Vì vậy việc đầu tiên để hoàn thiện công tác ĐGTHCV là chúng ta phải hoàn thiện các bản phân tích công việc.

* Giải pháp

Để tiến hành phân tích công việc một cách đầy đủ và chi tiết công ty có thể sử dụng một trong hai cách sau:

- Thuê những chuyên gia quản trị nhân sự thực hiện công tác phân tích công việc.

- Chọn cán bộ chuyên trách nguồn nhân lực, am hiểu về công việc, được đào tạo đúng chuyên ngành quản trị nhân lực trong công ty thực hiện nhiệm vụ này.

Cho dù lựa chọn theo cách nào thì khi tiến hành phân tích công việc công ty vẫn phải thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cho ĐGTHCV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại công ty cổ phần viglacera (Trang 81 - 85)