Thực trạng quản lý và sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại công ty cổ phần viglacera (Trang 65 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện

công việc

3.2.3.1. Về quản lý chất lượng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc

Với yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc tại công ty, để thực hiện đánh giá năng lực thực hiện công việc trước tiên nhà quản lý và nhân viên cần xác định rõ các yêu cầu đánh giá cơ bản bao gồm: lĩnh vực, kỹ năng, các kết quả cần đánh giá; đầu vào của các yếu tố này thường được thể hiện trong bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.

Tuy nhiên, bản mô tả công việc hiện đang áp dụng tại công ty chỉ dừng lại ở mức hình thức hoá bảng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí chức danh, nghĩa là vẫn còn mang đặc thù chung chung của công việc. Bản thân người lao động cũng không thể định hướng con đường nghề nghiệp của

- Nếu đang là lao động trực tiếp, phấn đấu lên tổ trưởng; - Nếu đang là tổ trưởng, phấn đấu trở thành nhà quản lý

- Nếu là lao động tại các phòng ban, bộ phận chức năng sẽ phấn đấu thành nhà quản lý như trưởng phó các bộ phận, phòng ban chức năng hoặc Ban giám đốc. Nhưng chức danh cao hơn thông thường sau một thời gian cố định khó mở rộng (do mô hình kinh doanh, thị trường), vô hình chung nhân viên sẽ không có cơ hội thăng tiến. Do vậy mà khâu quản lý chất lượng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại CTCP Viglacera hiện nay đang bị buông lỏng.

3.2.3.2. Về công tác sử dụng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc

Sử dụng kết quả đánh giá vào lương thưởng

Hiện nay, các kết quả đánh giá thực hiện công việc được sử dụng chủ yếu vào công tác chia thưởng lợi nhuận: thưởng giữa năm và thưởng cuối năm là một dạng của các khuyến khích tài chính. Các khuyến khích tài chính là khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương để trả cho người lao động thực hiện tốt công việc. Các khuyến khích tài chính này tác động đến hành vi lao động nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động và nâng cao năng suất lao động của họ.

Kết quả đánh giá thực hiện công việc này được sử dụng chủ yếu vào chế độ phân chia lợi nhuận này giúp đảm bảo đời sống của cán bộ nhân viên. Việc phân chia này không theo một khoản cố định mà phụ thuộc vào lương của nhân viên đó.

Sử dụng kết quả đánh giá vào bố trí nhân sự

Theo quy trình thì kết quả đánh giá thực hiện công việc của năm sẽ ảnh hưởng đến việc bố trí nhân sự. Tuy nhiên hiện nay ở Công ty, kết quả này ảnh hưởng nhiều đến việc bổ nhiệm lên vị trí cao hơn nếu trong việc đánh giá nhân sự, nhân viên đó có kết quả đánh giá thực hiện công việc từ loại tốt trở lên.

Sử dụng kết quả đánh giá vào công tác đào tạo và phát triển

Những nhân viên được đánh giá, xếp loại khá, tốt trong một thời gian dài đánh giá thì sẽ được sắp xếp để được đào tạo nâng cao trình độ để vững bước trong tương lai. Điều nay một phần còn nằm trong chính sách giữ nhân tài của Công ty: Tạo cơ hội cho nhân tài phát triển. Còn với những nhân viên có kết quả đánh giá còn ở mức trung bình và yếu, Công ty cần xem xét nguyên nhân, có thể sắp xếp các lớp đào tạo theo trình độ và nhu cầu của công ty.

3.2.3.3. Về lựa chọn người đánh giá

Công tác lựa chọn người đánh giá tại công ty rất công minh. Đối với từng nhu cầu đánh giá thực hiện công việc khác nhau theo chức năng, vị trí khác nhau. Hiện tại công ty đang sử dụng người đánh giá là tổ trưởng phân xưởng sản xuất đánh giá lao động trực tiếp tại xưởng; trưởng phó phòng ban chức năng bộ phận đánh giá nhân viên trong các phòng ban chức năng bộ phận; Ban giám đốc đánh giá trưởng phó, phòng ban, chức năng bộ phận và tổ trưởng phân xưởng; Như vậy công ty đã phân định rõ ràng trong công tác lựa chọn người đánh giá.

Bảng 3.10: Phê duyệt kết quả đánh giá

Nhóm Phê duyệt lần 1 Phê duyệt lần cuối

1.Trưởng phó phòng Ban giám đốc

2.Tổ trưởng Trưởng phó phòng Ban giám đốc

3. Người lao động Tổ trưởng Trưởng phó phòng và Ban giám đốc

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

- Đối với Trưởng phòng: Sau khi nhận kết quả đánh giá từ các phòng, phòng Phòng Tổ chức lao động sẽ làm danh sách tóm tắt trích ngang (danh sách được sắp xếp theo thứ tự từ điểm cao đến thấp) và tổ chức họp với BGĐ để xem xét quyết định kết quả đánh giá cuối cùng theo loại A, B, C, D, E.

- Đối với tổ trưởng:

+ Phê duyệt lần 1: Trên cơ sở điểm đánh giá, trưởng phó phòng và Ban giám đốc quyết định loại đánh giá cho các tổ trưởng (theo tỉ lệ được BGĐ đưa ra). Số lượng tổ trưởng tại công ty là 20 người nên được đánh giá phân nhóm, cứ 5 người/nhóm, mỗi nhóm sẽ có Trưởng phó phòng sắp xếp, đánh giá.

+ Phê duyệt lần cuối: sau khi nhận được danh sách tóm tắt được sắp xếp theo thứ tự đánh giá, Ban giám đốc sẽ xem xét và quyết định kết quả đánh giá cuối cùng theo loại A, B, C, D, E.

- Người lao động:

+ Phê duyệt lần 1: Tổ trưởng quyết định loại đánh giá theo tỉ lệ được Ban giám đốc đưa ra cho toàn công ty.

+ Phê duyệt lần cuối: Trưởng phó phòng và Ban giám đốc sẽ xem xét và quyết định kết quả đánh giá cuối cùng theo loại A, B, C, D, E.

3.2.3.3. Về đào tạo người đánh giá

Để giúp người đánh giá trong công ty có được sự hiểu biết về hệ thống đánh giá, mục đích đánh giá và kỹ năng đánh giá nhằm có sự nhất quán trong kết quả thì việc đào tạo là rất cần thiết. Ngoài việc áp dụng phương pháp gửi các văn bản hướng dẫn đánh giá tới từng phòng ban, công ty nên tăng cường hơn nữa về việc tổ chức các lớp học tập huấn, đào tạo cho người đánh giá. Đây là một hoạt động rất thiết thực giúp hoàn thiện công tác ĐGTHCV trong doanh nghiệp, tác động tới hiệu quả làm việc của NLĐ khi người đánh giá nắm được cách thức đánh giá và có được những kỹ năng phỏng vấn đánh giá.

Hiện tại, công ty không sử dụng đến các bước phỏng vấn đánh giá, các buổi họp tổng kết, chỉ đơn giản là tổng kết công việc, đọc kết quả đánh giá, nhận xét về ưu nhược điểm của NLĐ, cuối cùng là đưa ra các mục tiêu công việc mới cho kỳ tới, giao cho NLĐ. Trong nội dung đào tạo về phỏng vấn đánh giá cho người đánh giá công ty đang áp dụng các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Trong công tác chuẩn bị này, người đánh giá cần phải có đầy đủ các thông tin liên quan đến kết quả ĐGTHCV của NLĐ. Không phải lúc nào nguyên nhân của việc không hoàn thành công việc cũng xuất phát từ phía NLĐ mà đôi khi lại do khối lượng công việc được giao quá nhiều, vượt khả năng của họ hoặc do những ảnh hưởng ngoại quan bên ngoài như thiên tai... làm cho tiến độ thực hiện công việc bị chậm.

Đồng thời, người đánh giá cũng thông báo trước cho NLĐ về buổi phỏng vấn đánh giá để họ có sự chuẩn bị trước.Thời gian thông báo là một tuần trước buổi phỏng vấn đánh giá. Người đánh giá xác định rõ những mục tiêu mà mình muốn đạt được thông qua cuộc phỏng vấn này. Căn cứ trên kết quả ĐGTHCV thu thập được để đưa ra những biện pháp và hướng khắc phục cho NLĐ,đề ra các mục tiêu tiếp theo.

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn đánh giá

Điều cần quan tâm khi tiến hành phỏng vấn là tránh tạo cảm giác như bị hỏi cung cho NLĐ vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới không khí trò chuyện và thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc đán giá. Do vậy mà người đánh giá trong công ty đã thông báo sơ qua về mục đích, thời gian và nội dung của cuộc phỏng vấn cho NLĐ để hai bên thống nhất quan điểm trước khi bắt đầu phỏng vấn đánh giá.

Trong quá trình phỏng vấn đánh giá, người đánh giá bao gồm Ban lãnh đạo công ty, Trưởng phó phòng, Tổ trưởng phân xưởng đã khuyến khích nhân viên của mình phát biểu ý kiến, lắng nghe, đặt câu hỏi và cả hai cùng tham gia xây dựng giải pháp cho vấn đề của NLĐ và cơ hội trong tương lai.

Bước 3: Kết thúc cuộc phỏng vấn

Kết thúc cuộc phỏng vấn đánh giá là thời điểm kiểm tra xem xét lại các ghi chép, tóm tắt lại những nội dung chính đã được thảo luận với NLĐ , động viên NLĐ tiếp tục cố gắng phát huy những thành tích đã đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại công ty cổ phần viglacera (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)