5. Bố cục luận văn
1.1.4. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giả
quyết việc làm cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nông thôn vốn là một địa bàn trọng yếu, cần tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra, trong đó có việc làm để xây dựng nông thôn phát triển. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay là vấn đề mang tính chiến lược, là đòi hỏi vừa lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của nước ta. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta về thực hiện công bằng xã hội, xây dựng và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015 của Đảng đã đề ra mục tiêu: Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập, khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề, đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài; tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập; quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho lao động nông thôn.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hiện thực hóa các chủ trương của Đảng để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như: Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009; Nghị định số 41/2010/NĐ-
CP; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”; ....
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015- 2020 của Đảng đã đề ra những định hướng mới trên cơ sở kế thừa những định hướng cũ, cụ thể hóa và bổ sung thêm một số những định hướng mới cụ thể như sau: Trong 5 năm tới cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện, hiện đại, bền vững; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Tạo cơ hội để mọi người có việc làm. Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động. Huy động
tốt nhất nguồn lực lao động để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản những bất hợp lý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng. Điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý.
1.2. Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn