Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 102 - 105)

5. Bố cục luận văn

4.2.1. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề

với sử dụng lao động

4.2.1.1. Công tác hướng nghiệp

Cần làm cho người lao động có quan niệm đúng đắn về việc làm và nghề nghiệp. Định hướng cho người lao động tự chọn nghề và việc làm để tự tạo ra việc làm cho phù hợp với đặc điểm kinh tế tự nhiên của từng vùng. Định hướng cho người lao động làm những việc trước mắt chưa đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao tại các doanh nghiệp mới hình thành trong các khu công nghiệp và tư vấn cho người lao động đáng có việc làm biết cách trau dồi phát triển kỹ năng nghề nghiệp để làm những công việc đòi hỏi trình độ cao hơn.

Về phía người sử dụng lao động: Cần phải được tư vấn pháp luật, cung cấp cho người sử dụng lao động về đặc điểm, trình độ, tâm lý của người lao động trong vùng và định hướng người sử dụng lao động phải tích cực tuyển dụng lao động địa phương.

4.2.1.2. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề

Điều tra, khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực và thị trường sức lao động của huyện, xã, công ty, sở, ngành…

Điều tra đánh giá năng lực các cơ sở dạy nghề hiện có: Cơ sở vật chất kỹ thuật, số lượng, chất lượng giáo viên; các ngành nghề cần đào tạo, quy mô đào tạo; các hình thức đào tạo.

Khuyến khích việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài quốc lập, nhằm huy động các nguồn lực của các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong và ngoài nước, thực hiện xã hội hóa lĩnh vực đào tạo nghề.

4.2.1.3. Chính sách đào tạo nghề

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động. Nhìn chung, lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ nói riêng và lao động nông thôn Việt Nam nói chung đều có chất lượng chưa cao, trình độ chuyên môn, tay nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nên kinh tế hiện đại, công nghiệp. Để việc đào tạo thực sự hữu hiệu cần điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn, nhu cầu của thị trường lao động để đào tạo. Thực hiện nghiêm túc các quyết định, thông tư, chỉ thị về dạy nghề cho lao động nông thôn như: Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án ““Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”…

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ thuật, thợ lành nghề; Có thể đào tạo, bồi dưỡng bộ phận lao động này bằng nhiều loại hình trường lớp; Chú trọng đào tạo ngắn hạn với tạo nguồn phát triển lâu dài, cân đối phát triển giáo dục đào tạo với tăng cường dạy nghề.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học.

Giữ vững và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Đào tạo nghề có đặc thù riêng so với các bậc học khác cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi riêng đối với giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo.

Đào tạo cần gắn với nhu cầu lao động. Do vậy phải tạo được sự liên kết giữa các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động với cơ sở dạy nghề trong đó Nhà nước đóng vai trò trung gian, là cầu nối, luôn luôn điều chỉnh dự báo và cung cấp thông tin dự báo cầu lao động cho các nhà đào tạo lao động kỹ thuật để có điều chỉnh kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo.

4.2.1.4. Giới thiệu việc làm

Phát triển thông tin thị trường lao động, tuyên truyền hướng dẫn truy cập wedsite việc làm của tỉnh Thái Nguyên, tổ chức thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, thông báo thường xuyên đến các xã, thị trấn để người lao động biết, đăng ký lựa chọn việc làm phù hợp. Cung cấp các thông tin về cơ hội đào tạo, các chương trình về giáo dục đào tạo, hướng dẫn lựa chọn nghề nghiệp đồng thời thông qua hệ thống này tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và người lao động về vị trí, vai trò, nhu cầu đào tạo của xã hội trong từng giai đoạn.

Hằng năm, ngân sách huyện bố trí kinh phí tổ chức thu thập, cập nhật và xử lý thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động dưới nhiều hình thức: gửi phiếu cho các doanh nghiệp, cập nhật các thông tin về cung, cầu trên thị trường để thông báo rộng rãi cho người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển lao động, người lao động có nhu cầu tìm việc làm. Thông qua nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ việc làm đẩy mạnh các liên kết giữa nhà đào tạo và người sử dụng lao động, theo hợp đồng đào tạo, đẩy mạnh loại hình đào tạo tại xí nghiệp kèm cặp vừa học vừa làm. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người lao động nhằm nâng cao hiệu quả giữa đào tạo và tuyển dụng.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dạy nghề huyện theo hướng: Tăng cường chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thu thập, cung cấp và phân tích thông tin thị trường nhằm trợ giúp những

người thất nghiệp, thiếu việc làm. Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giới thiệu việc làm cho đội ngũ cán bộ công nhân việc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm.

Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của các nhà cung cấp việc làm như: hội chợ việc làm, sàn giao dịch, triển lãm, thi tay nghề cho các học sinh học nghề trong và ngoài huyện, ngoài khu vực, ngoài nước...từ đó có cơ sở đúc kết kinh nghiệm và có chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 102 - 105)