5. Bố cục luận văn
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này phản ánh mức độ của hiện tượng (số tương đối, tuyệt đối, số bình quân); phản ánh biến động của hiện tượng (bằng dãy số thời gian); phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng. Các số liệu phân tích được cho thấy thực trạng và xu hướng vận động của hiện tượng.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được áp dụng trong phân tích để thấy sự khác biệt trong các vấn đề có liên quan đến việc làm, thời gian làm việc trong cùng chỉ
tiêu của các hộ. Phương pháp so sánh được sử dụng để chỉ ra sự khác biệt về việc làm, thu nhập, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động của các hộ và của vùng, sự thay đổi vị thế của hộ. Trong phương pháp so sánh, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh giữa các năm.
2.2.2.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha
Sau khi điều tra và thu thập kết quả nghiên cứu xây dựng thang đo, đề tài sử dụng phương pháp Cronbach’Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo.
Hệ số Cronbach Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn, nhân tố) thì nó có phù hợp không. Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại hoặc tra soát lại.
Cronbach's alpha Kết quả
α ≥ 0.9 Tuyệt vời
0.7 ≤ α < 0.9 Tốt
0.6 ≤ α < 0.7 Có thể chấp nhận 0.5 ≤ α < 0.6 Kém
α < 0.5 Không chấp nhận
Một số thuật ngữ sử dụng trong bảng kết quả kiểm định Cronbach’Alpha: N of item: Số lượng biến quan sát
Std. Deviation: Độ lệch chuẩn Mean: Giá trị trung bình
Reliability Statistics-Cronbach's Alpha: Cho biết giá trị hệ số Cronbach’Alpha đo lường được gắn với các biến quan sát nghiên cứu
Cronbach's Alpha if Item Deleted: Giá trị hệ số Cronbach's Alpha đạt được khi loại biến
2.2.2.4. Ứng dụng thang đo Likert Scale đo lường kết quả nghiên cứu
Đây là một dạng thang đo lường được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung, và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó; với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Đề tài xây dựng thang đo 5 cấp được đánh giá theo bảng sau:
Mức Khoảng Mức đánh giá 5 4.20 - 5.00 Mức 1 4 3.40 - 4.19 Mức 2 3 2.60 - 3.39 Mức 3 2 1.80 - 2.59 Mức 4 1 1.00 - 1.79 Mức 5
Các mức đánh giá được sắp xếp từ cao đến thấp theo mức đánh giá: Rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém.
Sử dụng thang đo Likert Scale để xác định đối tượng được điều tra đánh giá thế nào về những nội dung trong công tác giải quyết việc làm tại địa bàn nghiên cứu.
2.2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng chiến lược.
Mô hình SWOT được xác định gồm các yếu tố cấu thành như sau: Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)
Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ
hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên