5. Bố cục luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số
phương trong nước
1.2.2.1. Kinh nghiệm của thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
Thị xã Phổ Yên là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với nhiều khu công nghiệp được xây dựng như: Khu công nghiệp Yên Bình, khu công nghiệp nam Phổ Yên, khu công nghiệp tây Phổ Yên ... Quá trình xây dựng khu công nghiệp đã khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, một bộ phận lớn lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển hẳn sang lĩnh vực xây dựng, thương mại, dịch vụ...
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, những năm qua, thị xã Phổ Yên đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, phối hợp với doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Hằng năm, thị xã tạo việc làm mới cho trên 5.500 lao động.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2020, Thị xã đã triển khai tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm nhằm mục đích nâng cao số lượng người được tư vấn và giới thiệu việc làm. Đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm, thường xuyên tổ chức thực hiện điều tra về tình hình cung cầu lao động thực tế ở địa phương, mở rộng sự tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội, các hiệp hội đoàn thể trong hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thường xuyên nắm bắt thông tin yêu cầu của các đơn vị sử
dụng lao động đóng trên địa bàn thông qua các báo cáo, thống kê tình hình sử dụng lao động. Công khai rõ ràng các thông tin về thị trường lao động và việc làm để tạo cơ hội tiếp cận cho tất cả các đối tượng liên quan.
Đẩy mạnh các hoạt động giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn thông qua việc hỗ trợ phát triển các làng nghề theo hướng phát triển làng nghề truyền thống, đây là ngành mang tính đặc trưng riêng có của địa phương, khuyến khích phát triển các nghề mới sử dụng nhiều lao động và có thị trường tiêu thụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cung ứng, tổ chức sản xuất làng nghề, hỗ trợ sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
Quế Võ là huyện nông nghiệp đang trong quá trình đô thị hóa, vì vậy lao động chủ yếu vẫn là nông, lâm nghiệp. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,58%). Tiềm năng về sản xuất nông nghiệp đã được Đảng bộ và nhân dân huyện phát huy hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng khá, năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi ngày một tăng cao, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và có giá trị hàng hóa. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng được thay đổi mạnh mẽ. Các giống cũ, thoái hóa được thay thế bằng giống mới có năng suất cao hơn. Công nghiệp nông thôn từng bước phát triển, khu vực dịch vụ có bước tăng trưởng khá, đa dạng về ngành nghề. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có hiệu quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm được thất nghiệp, tăng việc làm và bước đầu chuyển đổi cơ cấu, chất lượng lao động theo hướng tích cực. Năm 2015 đã giải quyết việc làm mới cho 2.910 lao động
Từ thực tiễn phát triển và công tác giải quyết việc làm ở nông thôn huyện Quế Võ, nội dung chủ yếu của chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang được thực hiện trên địa bàn huyện Quế Võ đó là:
Giải quyết việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đầu tư theo hướng ưu tiên vào các ngành, các lĩnh vực cần ít vốn nhưng lại có khả năng thu hút nhiều lao động. Đa dạng hóa hóa sản
xuất, đa dạng hóa cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thu hút thêm lao động. Khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo việc làm ngay trên quê hương mình theo phương châm ”ly nông bất ly hương”, chuyển một phần lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác tại vùng quê mình; Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đi trước một cách hợp lý, tương xứng với vai trò vừa là động lực, vừa là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội; Phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh đa thành phần với nhiều trình độ kỹ thuật và quy mô tổ chức khác nhau để tạo nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động, tăng cầu lao động, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, công tác xuất khẩu lao động, phát triển thông tin thị trường lao động, thành lập và tổ chức thực hiện hiệu quả sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
1.2.2.3. Kinh nghiệm của huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang
Huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang là một huyện nông thôn miền núi phía bắc. Trong thời gian qua đã có những thành quả vượt bậc trong công tác giải quyết việc làm. Trong 5 năm, giai đoạn 2011 - 2016, huyện Hàm Yên đã tạo việc làm mới cho trên 10.000 lao động, vượt 3,2% so với kế hoạch đã đề ra. Trong đó xuất khẩu lao động được trên 360 người, tăng 23% so với mục tiêu kế hoạch, lao động đi làm tại các khu công nghiệp trong nước đạt trên 3.400 người, tăng 72% so với mục tiêu kế hoạch, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Có được những thành tựu trên là do lãnh đạo huyện Hàm Yên luôn xác định công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, những năm qua, huyện Hàm Yên có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.
Để đào tạo nguồn lao động chất lượng, huyện triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trên có sở xác định cơ cấu lao động, nhu cầu học nghề tại địa phương, danh mục nghề cần tuyển. Chương trình đào tạo chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực có sẵn sang đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của lao động và yêu cầu của thị trường lao động.
Gắn đào tạo nghề với chiến lược quy hoạch phát triển KT- XH của địa phương. Công tác đào tạo được đổi mới và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo điều kiện để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. Qua đào tạo nghề, trình độ tay nghề của người lao động được nâng lên, do vậy, hiệu suất lao động, mức thu nhập, đời sống của người lao động ngày một nâng cao. Bên cạnh việc đào tạo nghề, huyện phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, tư vấn trực tiếp tại các cơ sở, địa phương, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức hội nghị, tuyên truyền theo chủ đề về dạy nghề, tư vấn việc làm cho cán bộ hội, đoàn viên các xã, thị trấn, chú trọng giới thiệu việc làm cho người lao động ở các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước tìm kiếm các doanh nghiệp có việc làm ổn định để tư vấn cho người lao động, thường xuyên đổi mới hình thức tư vấn, tuyên truyền về thị trường lao động, việc làm trong tỉnh, trong nước giúp người lao động dễ dàng tiếp cận được với nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động.
Huyện cũng đã chỉ đạo kịp thời các xã, thị trấn phối hợp với Ngân hàng CSXH, các phòng chức năng tiến hành rà xoát, phân loại đối tượng nghèo để có chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo có nhu cầu vay vốn đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống. Để phát huy tốt, hiệu quả của chương trình cho vay giải quyết việc làm, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn định hướng cho người dân đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất- kinh doanh có hiệu quả.