Định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 102)

5. Bố cục luận văn

4.1.3. Định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, khu vực nhằm phổ biến và nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thu hút lao động nông thôn tích cực tham gia học nghề và tự tạo việc làm mới, ổn định. Tổ chức có hiệu quả các phong trào

trong đoàn viên, hội viên và nhân dân thi đua lập nghiệp, lao động giỏi, làm kinh tế giỏi, xây dựng các mô hình phát triển nghề trong lao động nông thôn.

Tổ chức rà soát, xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ở từng địa phương, cải tiến phương pháp làm việc, điều chỉnh kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương, đơn vị, gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo giải quyết việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm và làm việc theo nghề được đào tạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, tạo việc làm mới, ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân và chất lượng nguồn nhân lực.

Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới. Tạo việc làm năm sau nhiều hơn năm trước trung bình từ 200 lao động trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 102)