Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 55)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ

3.1.1.1. Vị trí địa lý,địa hình

- Vị trí địa lý:

Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có toạ độ địa lý: 21o

32' - 21o51' độ vĩ Bắc, 105o

46' - 106o04' độ kinh Đông.

Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B, phía Đông giáo với tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp với huyện Phú Lương, phía Nam giáp với huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn.

Đồng Hỷ có tổng dân số khoảng 110.130 người (năm 2011). Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, huyện Đồng Hỷ có thế mạnh về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng

nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Cầu chảy qua, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ con sông này. Có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn.

Là một huyện tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên, gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ nên chịu sự tác động lớn cho việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá các mặt hàng nông - lâm sản của mình, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều núi đá vôi, điều kiện tự nhiên này có thể giúp cho huyện Đồng Hỷ phát triển mạnh mẽ ngành khai thác và sản xuất nguyên liệu xây dựng. Nhìn chung với tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác thì Đồng Hỷ có nhiều điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm tới.

- Địa hình

Là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình phức tạp, không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước biển, cao nhất là Lũng Phượng - Văn Lăng, Mỏ Ba - Tân Long trên 600m, thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thượng 20m. Phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai có địa hình núi đá cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm gần 9% tổng diện tích tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của huyện tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên, địa hình tương đối bằng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Vùng núi phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng, thích hợp cho trồng cây công

nghiệp, cây ăn quả về chăn nuôi đàn gia súc. Với đặc điểm địa hình đã tạo nên 3 tiểu vùng riêng biệt.

+ Vùng núi phía Bắc: Gồm 6 xã và 1 thị trấn: xã Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Hoá Trung, Quang Sơn, Minh Lập và thị trấn Sông Cầu. Vùng này chủ yếu trồng cây ăn quả, cây chè, chăn nuôi đàn gia súc.

+ Vùng núi cao phía Nam bao gồm 5 xã và 1 thị trấn: xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Tân Lợi, Hợp Tiến và thị trấn Trại Cau. Địa hình ở đây cũng chủ yếu là đồi núi, đất bằng phẳng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không có nhiều.

+ Vùng trung tâm: gồm 4 xã và 1 thị trấn: xã Hoá Thượng, Linh Sơn, Huống Thượng,Nam Hòa và thị trấn Chùa Hang, địa hình ở khu vực này khá bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Phần lớn diện tích trồng lúa và màu của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực này. Khu vực này nằm ngay sát với trung tâm thành phố Thái Nguyên có sông Cầu chảy qua rất thuận tiện cho việc tưới tiêu.

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu và thuỷ văn:

Huyện Đồng Hỷ có khí hậu mang tính đặc trưng của vùng miền núi và trung du, chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6oC, nhiệt độ cao nhất là 28,9oC, nhiệt độ thấp nhất là 17o

C.

- Về độ ẩm không khí: Độ ẩm lớn nhất; (vào tháng 3 và tháng 7) là 88%; Độ ẩm thấp nhất (vào tháng 2 và tháng 1) là 77%

- Lượng mưa: Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7 và tháng 8, mùa khô (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình lớn nhất hàng năm là 2.000 - 2.500mm. Số ngày mưa trong năm là 150 - 160 ngày. Lượng mưa tháng lớn nhất là 489mm. Lượng mưa tháng nhỏ nhất là 22mm. Số ngày mưa lớn hơn 50mm là 12 ngày. Số ngày mưa lớn hơn 100mm là 2-3nf. Lượng mưa ngày lớn nhất là 353mm.

Khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, điều kiện mưa ẩm, do đó có nhiều loài thực vật phát triển.

Nhìn chung, các sông suối của huyện Đồng Hỷ đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2km/km2, huyện Đồng Hỷ có các sông suối lớn như:

- Sông Cầu: Chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 47km, là nguồn chính cung cấp nước tưới phục vụ cho nông nghiệp của huyện.

- Sông Linh Nham: Chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 28km. Do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên mùa mưa thường gây lũ lớn và mùa khô mực nước sông thấp xuống.

- Suối Ngòi Trẹo chảy qua Nam Hoà với độ dài là 19km, suối Ngàn Me chảy qua thị trấn Trại Cau và Nam Hoà với độ dài là 21km.

Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu và thuỷ văn của huyện Đồng Hỷ có những điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật

nuôi. Tuy nhiên, vùng này cũng phải chịu những thay đổi đột ngột của khí hậu, thời tiết và thuỷ văn gây ra như: lũ lụt hạn hán sâu bệnh... cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy, cần có những giải pháp chủ động phòng chống thiên tai, đồng thời khai thác những điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện nhằm nâng cao hơn nữa cho sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.1.3. Điều kiện đất đai

Huyện Đồng hỷ có diện tích đất tự nhiên là 47.031,94ha, có rất nhiều loại đất phân bố ở các vùng khác nhau, gồm có các loại đất sau:

Bảng 3.1: Diện tích đất phân bố theo thổ nhƣỡng năm 2014 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 47.031,94 100,00

1. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm 573,00 1,218

2. Đất phù sa không được bồi đắp 1.228,00 2,61

3. Đất phù sa có tầng loang đỏ vàng 375,50 0,8

4. Đất phù sa suối 100,00 0,212

5. Đất bạc màu 530,00 1,126

6. Đất nâu đỏ trên đá vôi 48,00 0,102

7. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét 30.561,00 64,98

8. Đất vàng nhạt trên cát 4.580,00 9,73

9. Đất nâu vàng trên phù sa cổ 1.833,00 3,9

10. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 584,00 1,241

11. Đất dốc tụ 5.279,00 11,224

12. Đất khác 1.340,44 2,857

Nhìn chung, cơ cấu đất đai huyện Đồng Hỷ khá phong phú nhưng với địa hình đồi núi khá phức tạp nên chỉ khoảng 36% diện tích tự nhiên của huyện là thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp (đất có độ dốc < 10) còn lại là diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)