Bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

1.2.6. Bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tế nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp

trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế xương cốt của nền kinh tế quốc dân. Đây là hai ngành trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Dù cho nền khoa học công nghệ của thế giới có phát triển như thế nào thì cũng không thể xóa bỏ vai trò của ngành nông nghiệp. Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đối với huyện Đồng Hỷ, việc xác định đúng mối quan hệ trong phát triển công nghiệp và nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát điểm của Đồng Hỷ là một vùng phát triển về nông nghiệp, có tới 70% dân cư sống ở khu vực nông nghiệp. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện nếu không phát triển hài hòa được giữa công nghiệp và nông nghiệp thì cơ cấu kinh tế sẽ thiếu tính cân bằng.

Thứ hai, cần đầu tư thích đáng cho cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế

cao. Việc tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp là yếu tố cần thiết để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành nông nghiệp cần đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đầu tư nghiên cứu lai tạo giống mới có năng suất cao và đặc tính tốt ...

Thứ ba, cần quy hoạch vùng nông sản. Đây là một nhân tố quan trọng

góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất nông sản hàng hoá theo cơ chế thị trường. Phải tập trung phát triển các mặt hàng nông sản mũi nhọn, lựa chọn các biện pháp bảo hộ sản xuất đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cần tuân theo quy luật

của thị trường. Nông nghiệp được coi là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn đã chứng minh, chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển qua đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Với nền nông nghiệp tự cung, tự cấp các sản phẩm làm ra chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân người sản xuất. Nhưng đối với nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải tuân theo quy định của thị trường sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và lưu thông các sản phẩm nông nghiệp phát triển. Ngoài ra nó còn góp phần thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm nghèo.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ từ năm 2010 đến năm 2014 đã chuyển dịch theo chiều hướng nào?

Câu hỏi 2: Yếu tố cơ bản nào ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 - 2014?

Câu hỏi 3: Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016- 2020, cần phải có những giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Để nghiên cứu, đề tài sử dụng 4 cách tiếp cận, đó là tiếp cận từ trên xuống, tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử và tiếp cận liên ngành. Cụ thể:

Tiếp cận từ trên xuống: Cách tiếp cận từ trên xuống với sự tham gia

của cán bộ chủ chốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã tại địa bàn nghiên cứu.

Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này dựa trên những phân tích, đánh

giá các chỉ tiêu về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Mối quan hệ về tỷ lệ giữa các chỉ tiêu này trong một tổng thể và sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo tính bao quát và hệ thống trong phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Tiếp cận lịch sử: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình được xác

định qua thời gian. Có thể thấy rằng, quá trình này diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, gắn với không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan. Cách tiếp cận lịch sử sẽ giúp kiểm tra và phân tích vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá khứ, xác định các mô hình nhân quả đã

ảnh hưởng đến vấn đề trên nhằm cung cấp "tầm nhìn" về những vấn đề của hiện tại và dự đoán tương lai.

Tiếp cận liên ngành: Đề tài tập trung phân tích quá trình biến đổi của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ nông nghiệp và mối tương quan của sự biến đổi này trong tiến trình phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi cần phải tổng hợp nhiều vấn đề khác nhau trong điều kiện thực tế của huyện Đồng Hỷ. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận liên ngành cũng sẽ được sử dụng để nghiên cứu đề tài.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê địa phương (như Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Chi Cục thống kê huyện Đồng Hỷ), báo cáo của các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan có liên quan khác.

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ từ năm 2010-2014.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế và kinh tế nông nghiệp.

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các số liệu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ từ năm 2010- 2014. Rà soát, bổ sung thêm những dữ liệu còn thiếu nhằm đánh giá thực trạng đạt hiệu quả và khách qua hơn.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

* Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí. Phương pháp phân tổ thống kê sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng về tập hợp các chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó có thể phân tích để có được những nhận định khoa học về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2014.

* Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

2.2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...

* Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 4 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của giá trị của các chỉ tiêu như GDP của các ngành và tiểu ngành, lượng vốn đầu tư, ....theo thời gian bao gồm:

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:   i yi y1 ; i 2,3,...

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2,3,.. i i i y t i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2,3,.. i i y T i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu *) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)

hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: at1 (nếu t tính bằng lần) Hoặc: at % 100(nếu t tính bằng %)

* Phƣơng pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh số liệu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua thời gian.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch

+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu nhằm thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó nhà nghiên cứu có thể đưa ra được các giải pháp thiết thực và phù hợp với địa phương. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp với các phương pháp định lượng khác.

2.3. Những chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế của cơ cấu kinh tế kinh tế

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn kinh tế nông thôn

- Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ). - Cơ cấu giá trị các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi….

Các chỉ tiêu trên có thể dùng để đánh giá trình độ cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cho cả nước, từng vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế.

2.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

- Năng suất ruộng đất (tính theo giá trị) - Năng suất cây trồng và năng suất vật nuôi. - Giá trị các loại sản phẩm sản xuất và dịch vụ.

- Năng suất lao động nông thôn và một số ngành chủ yếu. - Thu nhập bình quân một khẩu, một lao động nông thôn

So sánh các chỉ tiêu hiệu quả nói trên ở các thời điểm khác nhau với cơ cấu kinh tế khác nhau sẽ thể hiện hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu kinh tế phù hợp hay không phù hợp sẽ đo lường chủ yếu qua các chỉ tiêu hiệu quả nêu trên.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ

3.1.1.1. Vị trí địa lý,địa hình

- Vị trí địa lý:

Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 41)