Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 41)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá

hoá - hiện đại hoá ở Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, là một quốc gia có đất đai màu mỡ, diện tích canh tác lớn (chiếm khoảng 40% diện tích cả nước), mưa thuận gió hòa là điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước, cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới. Hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển dài, tiếp giáp với hai bờ đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) nên rất thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, Thái Lan đang phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự da dạng hóa, chuyên môn hóa nhiều loại vật nuôi, cây trồng, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa đảm bảo xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua phát triển tương đối ổn định. Thái Lan đã chuyển sang cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp nhưng phần đóng góp của nông nghiệp trong GDP của Thái Lan vẫn rất quan trọng. Nông nghiệp đóng góp 18% trong GDP của Thái Lan. Ngành nông nghiệp nhiệt đới phong phú đã đem lại cho Thái Lan vị trí xuất khẩu gạo số một trên thế giới. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 73,8 tỉ Bạt (1,9 tỉ USD), năm 2000 là 257,8 tỉ Bạt (6,5 tỉ USD). Năm 2006, Thái Lan xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn, mang về cho đất nước trên 9 tỉ USD. Có được những thành công trên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, Thái Lan đã xây dựng cho mình một

chiến lược phát triển ngành nông nghiệp đúng đắn. Nội dung của chiến lược bao hàm rất nhiều vấn đề, song tập trung nhất vào các việc xây dựng một số ngành nông nghiệp với kỹ nghệ cao và bền vững.

Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh và sắn củ. Nhờ có chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Giáo dục và đào tạo cũng hướng vào nông nghiệp, nông thôn với các chương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho nông dân và người quản lý đất đai, quản lý kinh doanh, bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe. Ngoài ra, còn có những hoạt động đào tạo truyền thống như tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp nhằm góp phần thu hút lực lượng lao động đông đảo là thanh niên. Thái Lan thực hiện chính sách "ưu đãi nông nghiệp - nông

thôn - nông dân" nhằm ổn định chính trị - xã hội. Thái Lan rất chú trọng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo yêu cầu thị trường. Từ chỗ độc canh cây lúa, dẫn tới sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như ngũ cốc, cây ăn quả, cây cảnh, chăn nuôi…Nên mặc dầu giá trị gạo xuất khẩu Thái Lan rất lớn nhưng cũng chỉ chiếm 4,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Những nông sản xuất khẩu khác như: Cao su và sắn ngày càng tăng lên đứng đầu thế giới. Thái Lan cũng là nước đầu tư nhiều cho khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, mang lại giá trị xuất khẩu lớn. Thái Lan đã nghiên cứu ra giống lúa ngon hạt dài tới 7 mm và hàm lượng Amylose thấp hơn 20%, hợp với khẩu vị của khách hàng cao cấp, một số giống sắn có năng suất cao đưa vào sản xuất và xuất khẩu sang thị trường châu Âu làm thức ăn gia súc và nhiều loại giống cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao.

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Trung Quốc hoá - hiện đại hoá ở Trung Quốc

Trung Quốc là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao nhất trong lịch sử ở 5 năm đầu tiên chính thức thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2001-2005), nước có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới, thu nhập bình quân trên đầu người tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đó, đặc biệt hầu hết các nguy cơ cảnh báo trước khi gia nhập WTO đều không xảy ra.

Qua 20 năm cải cách nông nghiệp, Trung Quốc đã xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững, đã thu được những bài học kinh nghiệm quý báu về lý luận lẫn thực tiễn, đó là bảo đảm quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo sức sống mới cho kinh tế nông thôn;

khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp, coi trọng cao độ nông nghiệp kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị. Nền nông nghiệp của Trung Quốc đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất công nghiệp tự túc, tự cấp có hiệu quả cao. Nhờ phát triển công nghệ sinh học, tạo ra các giống lúa lai “ thế hệ 1”, “ thế hệ 2”, “ thế hệ 3” dẫn đến bước nhảy vọt về năng suất lúa, sản lượng lương thực và năng suất lao động. Nhờ vậy sản lượng lương thực của Trung Quốc vượt mức 435 triệu tấn và mức bình quân lương thực đạt 390kg/người đứng vào loại cao nhất châu Á. Chính sách khoa học - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp của Trung Quốc tập trung vào những vấn đề như giống, đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, tổ chức tốt các mô hình triển khai công nghệ sản xuất nông nghiệp và gửi nhiều người đi du học ở những nước có nền nông nghiệp công nghiệp hoá cao (như Anh, Mỹ) nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học - công nghệ hiện đại. Ước tính trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 tiến bộ khoa học - công nghệ đóng góp tới 30% tổng số giá trị gia tăng của nông nghiệp Trung Quốc.

1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Nhật Bản hoá - hiện đại hoá ở Nhật Bản

Với diện tích đất canh tác có hạn, dân số đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là những hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của một nền văn hóa lúa nước. Với đặc điểm tự nhiên và xã hội, Nhật Bản đã đề ra một chiến lược phát triển khôn khéo và hiệu quả, tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ, dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát huy nội lực; thâm canh tăng năng suất; xuất khẩu nông, lâm sản thu về ngoại tệ để nhập thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóa công

nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy móc thiết bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo năng suất lao động cao cho nông nghiệp, Nhật bản đã chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp (tơ tằm, dệt may..), các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bàn nông thôn toàn quốc. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn.

1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam: hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam:

Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp, đất trồng trọt và đất rừng chiếm 60% tổng diện tích lãnh thổ, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP, nông nghiệp - nông thôn - nông dân chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh tế xã hội Việt Nam. Từ khi đổi mới mở cửa đến nay, nông nghiệp nông thôn đã có bước phát triển mạnh và có ảnh hưởng sâu sắc đối với toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới còn tác động đến những tháng

đầu năm 2010 và thiên tai, dịch bệnh hoành hành, nhưng tốc độ tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp vẫn đạt 2,8%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm. Giá trị sản xuất toàn ngành ước tăng 4,69% trong năm 2010, bình quân 5 năm tăng 4,93%/năm (mục tiêu kế hoạch là 4,5%/năm).Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu được Đại hội Đảng X đề ra. Tổng diện tích gieo cấy lúa năm 2010 ước đạt 7,444 triệu ha lúa, tăng 23 nghìn ha so với 2009, sản lượng tăng hơn 900

nghìn tấn. Đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo. Ngành chăn nuôi đang tiếp tục phát triển nhân rộng hình thức trang trại, sử dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt tăng trưởng 7% trong năm 2010. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, độ che phủ của rừng đã tăng từ 37,1% vào năm 2005 lên 39,5% vào năm 2010. Trong giai đoạn 2006 - 2010, đã trồng thêm được 1.091 nghìn ha rừng, vượt 9% so với kế hoạch. Trong đó: trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đạt 252.015 ha; trồng rừng sản xuất được 839.416 ha. Trong 5 năm, đã khoán diện tích bảo vệ rừng đạt 2.507.355 ha, vượt 67% so với kế hoạch; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh đạt 922.768 ha, tăng 15% so với kế hoạch. Công tác bảo vệ rừng đã thực sự có bước chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm các quy định về quản lý rừng trong năm 2010 đã giảm 6.665 vụ so với năm trước, nhiều điểm nóng về phá rừng trái phép đã được khống chế.

Theo Tổng cục Thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản cả năm đạt gần 5,2 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2009 và vượt 30% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng cả năm thu hoạch được 2,8 triệu tấn, tăng 9% so với năm trước. Năm vừa qua, Chính phủ tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động khai thác bằng nhiều giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác dự báo, hướng dẫn ngư trường, khuyến khích ngư dân trang bị tàu có công suất lớn, hiện đại hoá trang thiết bị bảo quản phục vụ khai thác dài ngày trên biển. Hoạt động khai thác đang từng bước kết hợp được với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ước sản lượng khai thác cả năm đạt 2.395 nghìn tấn, tăng 5,2%. Năm 2010, kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng, thương mại trên thị trường thế giới về hàng hóa nói chung, hàng nông lâm thủy sản nói riêng phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng và giá cả tăng mạnh. Đồng thời với việc khai thác cơ hội thuận lợi từ thị trường thế giới, sản xuất trong nước được mùa nên nguồn hàng phục vụ xuất

khẩu dồi dào, công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh. Vì vậy, đã tạo nên thắng lợi kép, tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu cho hầu hết các mặt hàng nông lâm thủy sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu được Đại hội Đảng X đề ra (10,8 tỷ USD), tốc độ tăng bình quân 17%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 24,22% so với năm 2009. Thủy sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%. Lâm sản và đồ gỗ đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%. Năm 2010, ngoài chính sách hỗ trợ sản xuất, Chính phủ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Nhiều loại nông sản có khối lượng hàng hóa lớn, khó tiêu thụ đã được hỗ trợ tạm trữ trong những thời điểm giá thế giới giảm hoặc khối lượng hàng hóa nhiều (cà phê, lúa gạo, muối). Vì vậy, trong năm các loại nông sản đều được tiêu thụ kịp thời, là yếu tố quan trọng kích thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho nông dân. Nông thôn từng bước được đổi mới và phát triển, điều kiện sống của cư dân nông thôn tiếp tục được cải thiện, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được nâng cấp và từng bước hiện đại hóa.

Tổng năng lực tưới tiêu của các hệ thống thủy lợi năm 2010 đạt 3,45 triệu ha đất canh tác, tăng thêm 150 nghìn ha so với năm 2009. Các công trình thủy lợi còn đảm bảo tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, duy trì cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên 5,65 tỷ m3/năm. Hợp tác quốc tế của ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu trong năm 2010. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt 33 dự án với tổng vốn ODA 490 triệu USD, tăng 40% so với năm 2009.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành nông nghiệp vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần phải được tiếp tục quan tâm xử lý. Đó là nông nghiệp phát triển kém bền vững, một số ngành hàng sức cạnh tranh thấp, tỷ lệ hàng hóa tiêu thụ dưới dạng thô còn cao. Công tác quản lý chất lượng vật tư

đầu vào cho sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm đang còn nhiều bất cập. Vẫn còn vật tư chất lượng kém, giả, độc hại đang lưu hành và sử dụng đang gây bức xúc trong xã hội, kiềm chế sự phát triển của một nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ô nhiễm. Đời sống của một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn, khả năng tái nghèo cao, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 41)