Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 70)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2015 đã xác định nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội. Trong tiến trình phát triển kinh tế, cùng với sự tăng trưởng kinh tế đó là phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Với đặc điểm dân số nông thôn chiếm 84,61 % dân số (năm 2014), lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ là một nguồn lực quan trọng, và chính nông thôn là thị trường chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp để xóa dần khoảng cách thành thị và nông thôn. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế huyện Đồng Hỷ đã đạt được những kết quả nổi bật. Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định về giá trị sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ, năm 2014, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%). Bước sang năm 2014, cơ cấu nền kinh tế vẫn theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61% (cơ cấu tương ứng năm 2013 là: 18,18%; 38,70%; 43,12%).

Nhìn chung, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng.

Bảng 3.4: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ

Tổng số Lĩnh vực Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ I.Giá trị (Triệu đồng) 2010 804.348 520.884 203.486 79.978 2011 1.045.804 660.226 301.031 84.547 2012 1.118.915 657.855 368.958 92.102 2013 1.451.465 734.415 601.802 115.248 2014 1.600.150 840.051 638.424 121.675

II. Cơ cấu (%)

2010 100,0 64,21 27,90 7,89 2011 100,0 63,13 28,78 8,08 2012 100,0 58,79 32,97 8,23 2013 100,0 50,60 41,46 7,94 2014 100,0 52,50 39,90 7,60

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đồng Hỷ và tính toán của tác giả

Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực trong giai đoạn 2010-2014, đó là tỷ trọng ngành trồng trọt giảm (từ mức 64,21% năm 2010 xuống còn 52,5 vào năm 2014), tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ mức 27,9% năm 2010 lên 39,9 % vào năm 2014. Có được sự chuyển dịch trên là do định hướng ngành chăn nuôi huyện Đồng Hỷ triển khai mạnh các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao;

khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Khuyến khích chuyển dịch dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (vùng đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (vùng trung du, miền núi), hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm (trọng tâm là gà lông màu và vịt đẻ trứng), tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn vệ.

Có thể khẳng định rằng, sự chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi huyện Đồng Hỷ trong thời gian qua đã một lần nữa khẳng định vai trò ngành chăn nuôi trong hoạt động kinh tế nông thôn, đó là trở thành ngành sản xuất chính như ngành trồng trọt, trong khi đó ngành trồng trọt cơ cấu giá trị sản xuất có tăng chậm để tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển. Đây có thể coi là hướng đi đúng của nền nông nghiệp huyện. Tuy nhiên cơ cấu nông nghiệp chưa được hợp lý, do ngành dịch vụ nông nghiệp tuy đã được quan tâm phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, do đó trong giai đoạn vừa qua, tỷ trọng của ngành dịch vụ không có sự chuyển biến.

3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt

Với vai trò là một ngành đóng góp tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất trong sản xuất nông nghiệp (chiếm 52,5% năm 2014), thực hiện hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt luôn được coi trọng trong những năm gần đây, một mặt đảm bảo an ninh lương thực và mặt khác là tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi có đà tiến bước. Sự chuyển dịch ngành trồng trọt trên địa bàn tuy không có sự nổi bật nhưng cũng có sự chuyển biến tích cực, theo chiều hướng, diện tích gieo trồng lúa đã dần được thu hẹp và được chuyển sang gieo trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn và sang nuôi trồng thủy sản kết hợp, đây có thể nói là một bước chuyển biến lớn trong ngành trồng trọt ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

giai đoạn 2010-2014

Tổng số

Cây hàng năm Cây lâu năm

Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Cây lƣơng thực có hạt Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm (Chè) Cây ăn quả Diện tích - Ha 2010 14.034 8.921 8.364 557 5.113 2.739 2.374 2011 14.848 9.795 9.237 558 5.053 2.838 2.215 2012 14.844 9.672 9.130 542 5.172 2.900 2.272 2013 15.404 10.141 9.606 535 5.263 2.995 2.268 2014 16.223 10.804 10.122 682 5.419 3.180 2.239 Chỉ số phát triển (năm trƣớc = 100)-% 2011 105,80 109,80 110,44 100,22 98,83 103,61 93,30 2012 99,97 98,74 98,84 97,13 102,36 102,18 102,57 2013 103,78 104,85 105,22 98,71 101,76 103,28 99,82 2014 105,31 106,53 105,37 127,48 102,96 106,18 98,72

(Nguồn: Chi cục Thống kê, phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Đồng Hỷ)

Ngành trồng trọt huyện Đồng Hỷ không chỉ đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế, mà còn có vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2014, giá trị ngành trồng trọt của huyện Đồng Hỷ đạt 840,051 triệu đồng, chiếm 52,5% giá trị sản xuất nông nghiệp, gồm sản xuất trên 3 tấn lương thực, 1 tấn rau xanh, 2 tấn chè búp tươi, trên 2 tấn mía nguyên liệu và các sản phẩm có giá trị cao như: Cam quýt, na, vải..

Từ năm 2010 đến nay, cơ cấu ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nhóm cây lương thực (nhóm cây lương thực tăng từ 59,60% năm

2010 lên 62,39 % vào năm 2014) và giảm tỷ trọng nhóm cây ăn quả (nhóm cây ăn quả giảm từ 16,92% năm 2010 xuống còn 13,80 % vào năm 2014). Cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng từ 24,10% năm 2010 lên 27,83% vào năm 2014, cây ăn quả từ 6,0% năm 2010 lên 10,12% năm 2014.

Giai đoạn từ 2010 đến 2014, tăng trưởng diện tích ngành trồng trọt của huyện Đồng Hỷ đạt khoảng 4% năm, trong đó cây lương thực đạt 5 %/năm. Riêng nhóm cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 27%/năm 2014. Cây chè thời gian gần đây không những diện tích tăng mạnh mà việc cải tạo thay thế các giống chè bằng các loại giống mới cho năng suất, chất lượng tốt. Năm 2014, diện tích chè toàn huyện là 3,14 ha, sản lượng đạt trên 2 tấn búp tươi, đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.

Các loại cây ăn quả như cam, ổi, bưởi, chuối, na, vải, nhãn cũng đã được các xã tích cực mở rộng diện tích sản xuất, xu hướng ngày càng tăng mạnh. Đặc biệt đối với cây na, hiện toàn huyện Đồng Hỷ có 0,5 ha, đã hình thành khu vực sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, đồng thời đã xây dựng được thương hiệu và được người tiêu dùng đánh giá là một trong 10 loại quả ngon của huyện và tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 3 cơ sở chế biến công nghiệp, trong đó có 2 cơ sở chế biến chè, 1 cơ sở gỗ. Các cơ sở chế biến khác vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất. Sản lượng chè đáp ứng được 80% nhu cầu của các cơ sở chế biến. Đối với đồ gỗ thì còn thiếu nhiều so với công suất thiết kế của các nhà máy chế biến. Cụ thể, với 2 cơ sở chế biến đang hoạt động như hiện nay thì đòi hỏi cần nhu cầu có 2 tấn chè xanh nguyên liệu, tương đương 1,0 ha chè.

Năm 2014, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng quy hoạch phát triển trồng trọt đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, quy hoạch có các giải pháp khắc phục những tồn tại trong ngành trồng trọt, định hướng trên cơ sở khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp tạo ra các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, trong đó đặc biệt

đẩy mạnh phát triển các loại cây như mía, cam sành. Quy hoạch cũng tập trung giải quyết về vấn đề tích tụ ruộng đất để có điều kiện đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô thích hợp đảm bảo đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài huyện.

Bảng 3.6: Sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2014 Tổng số Chia ra Lúa Ngô 1. Sản lƣợng - Tấn 2010 38.499 29.694 8.805 2011 44.275 35.318 8.957 2012 42.818 35.341 7.477 2013 44.806 34.623 10.183 2014 47.602 38.004 9.598 2. Chỉ số phát triển (Năm trƣớc = 100) - % 2010 88,91 88,01 91,57 2011 115,00 118,94 101,73 2012 96,71 100,07 83,48 2013 104,64 97,97 136,19 2014 106,24 109,77 94,26

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010-2014 huyện Đồng Hỷ)

Với mục tiêu giảm dần diện tích gieo trồng cây lương thực, thực phẩm để gieo trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao, trong thời gian qua việc chuyển đổi diện tích gieo trồng đang có bước đi đúng hướng mà vẫn đảm bảo được lương thực cho đời sống và cho hoạt động chế biến cho ngành chăn nuôi.

Trong tổng diện tích gieo trồng thì tỷ trọng cây lương thực chiếm lớn nhất, nhưng lại có chiều hướng giảm dần, với tốc độ giảm từ 9,8% năm 2010 xuống còn 6,53% năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích gieo trồng ngô đã giảm mạnh, để chuyển đổi sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đạt tỷ lệ tăng trưởng về diện tích là 27% năm 2014). Tỷ lệ cây công nghiệp ngắn ngày có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần từ 1,0% năm 2010, đến 27% năm 2014. Thời gian gần đây nhiều giống cây công nghiệp đã được gieo trồng trên địa bàn huyện, với địa hình đồi núi việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày không chỉ phổ biến ở mô hình sản xuất trang trại mà ở các hộ gia đình cũng đang tiến hành và đem lại hiệu quả khá cao. Cây thực phẩm và các loại cây trồng khác có tăng nhưng không nhiều. Cây thực phẩm diện tích tăng chủ yếu là do diện tích gieo trồng rau màu tăng lên.

Sản lượng lương thực có hạt tăng ổn định hàng năm góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 là 29,694 tấn thì đến năm 2014 sản lượng lương thực có hạt đạt 38,004tấn. Chỉ tiêu này vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra. (Mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII là năm 2014 sản lượng lương thực có hạt toàn huyện đạt 37,5 tấn)

Bảng 3.7: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa phân theo vụ giai đoạn 2010-2014 huyện Đồng Hỷ

TT Chỉ tiêu Tổng số Chia ra

1. Diện tích (ha) 1.1 2010 5.991,0 2.010,0 3.981,0 1.2 2011 7.111,0 2.719,0 4.392,0 1.3 2012 7.224,4 2.740,7 4.483,7 1.4 2013 7.257,5 2.798,4 4.459,1 1.5 2014 7.654,65 3.026,41 4.628,24

2. Năng suất (tấn/ha)

2.1 2010 4,956 5,643 4,610 2.2 2011 4,967 5,367 4,719 2.3 2012 4,892 5,193 4,708 2.4 2013 4,771 5,243 4,474 2.5 2014 4,965 5,153 4,842 3. Sản lượng (tấn) 3.1 2010 29.694 11.343 18.351 3.2 2011 35.318 14.592 20.726 3.3 2012 35.341 14.232 21.109 3.4 2013 34.623 14.672 19.951 3.5 2014 38.004 15.596 22.408

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010-2014 huyện Đồng Hỷ)

Với diện tích đất tự nhiên lớn, đất đai chủ yếu dành cho sản xuất nông nghiệp và nguồn thu nhập của hộ chủ yếu là cây lúa nên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện, cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo và là một trong những cây trồng đảm bảo cho an ninh lương thực trên địa bàn. Giai đoạn 2010-2014, diện tích cây lúa có chiều hướng gia tăng: Nếu năm 2010 là 5,991 ha thì đến năm 2014 tăng lên 7,654.65 ha, diện tích gieo trồng lúa gia tăng do chuyển diện tích đất trồng cây thực phẩm và khai hoang phục hóa đất ở vùng ven sông suối.

Từ năm 2010 đến nay, sản lượng lúa huyện Đồng Hỷ liên tục tăng trưởng nhờ biện pháp kỹ thuật canh tác tốt, tăng năng suất và một phần nhờ mở rộng diện tích canh tác hàng năm. Năng suất và diện tích canh tác tăng không ngường đã giúp Huyện Đồng Hỷ lần đầu tiên đạt sản lượng ở mức cao nhất từ trước tới nay là 38,004 tấn vào năm 2014.

Sự gia tăng năng suất lúa đến nay được thực hiện chủ yếu từ cơ cấu giống lúa và bố trí thời vụ xuống giống, ngoài vấn đề cải thiện giống (đã được thực hiện trong nhiều năm qua) thì việc áp dụng các quy trình canh tác phù hợp cho vùng, từng xã là cần thiết, quy trình này không chỉ chú ý đến sự gia tăng năng suất mà còn chú ý đến chất lượng, quy trình không chỉ gói gọn trong việc làm đất, xuống giống đến thu hoạch mà còn chú ý đến khâu chuẩn bị sản xuất trước như chọn giống, xác định nhu cầu thị trường, ký kết hợp đồng, vùng nguyên liệu… đến khâu tồn trữ, chế biến và thương hiệu lúa, gạo. Sự ổn định, gia tăng năng suất, sản lượng lúa còn tính toán đến thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện, điều này liên quan đến việc bố trí cơ cấu mùa vụ, thời vụ và cơ cấu giống để đảm bảo một cách chắn chắn rằng trong từng thời điểm trong năm sẽ có số lượng lúa, gạo ổn định.

Khác với các huyện khác trong tỉnh, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo của Đồng Hỷ nói riêng đã phát triển một cách vượt bậc, ổn định và bền vững. Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đã giúp cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống của nông dân. Góp phần nâng cao giá trị hạt gạo của tỉnh Thái Nguyên và thúc đẩy nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 70)