Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 89)

5. Kết cấu luận văn

4.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; phấn đấu có mức tăng trưởng với cơ cấu kinh tế hợp lý; đảm bảo nền kinh tế của huyện phát

triển theo hướng bền vững. Phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tạo môi trường, cơ chế nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của địa phương. Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm…bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tập trung huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các công trình vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thương mại, dịch vụ; xây dựng cơ chế thu hút và hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống chợ trên địa bàn. Xây dựng và nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm, hàng hóa; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để mở rộng và phát triển các mô hình sản xuất. Thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh công tác xây dựng

nông thôn mới; Đầu tư, huy động và kết hợp mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.

Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai và các biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên trái phép và hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực bảo vệ môi trường. Bảo đảm khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý.

4.2. Định hƣớng, mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ

Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Phát triển công nghiệp gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Ưu tiên thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp về vốn, công nghệ thông tin, thông tin thị trường. Hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, vùng nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

Từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, bảo quản và giới thiệu sản phẩm. Phát triển công nghiệp kết hợp với phát triển dịch vụ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến đầu tư, quảng bá giới thiệu sản phẩm và tiềm năng thế mạnh. Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp có lợi thế của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Có chính sách quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, đào tạo nghề đáp ứng cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ gắn với bảo vệ môi trường.

Về phát triển thương mại, dịch vụ:

Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng và nâng cao chất lượng hoạt động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo quy hoạch.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn, trong đó, chú trọng phát triển mạng lưới chợ nông thôn để phục vụ sản xuất và tiêu dùng, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng để cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ ở khu vực trung tâm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng và nâng cao chất lượng thương hiệu hàng hóa; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát, phòng, chống và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tranh thủ sự tạo điều kiện của tỉnh và các sở, ngành để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hoạt động xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế, có giá trị gia tăng cao.

Phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là từ nguồn xã hội hóa để phát triển và khai thác có hiệu quả loại hình du lịch, dịch vụ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi, gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị thu nhập. Tích cực phát triển kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với tiềm năng của từng xã, thị trấn. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, mở rộng và phát triển các mô hình sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi; có chính sách khuyến khích phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch. Tập trung phát triển các loại cây trồng thế mạnh của huyện như cây chè, rau an toàn, hoa…Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu hàng hóa, quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ.

Có cơ chế hỗ trợ để thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn sinh học. Chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành, từng bước hình thành các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Quản lý và khai thác hiệu quả diện tích mặt nước hiện có để nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường quản lý và thực hiện tốt các chính sách, quy trình kỹ thuật trong khai thác, chế biến lâm sản, đảm bảo phát huy được hiệu quả kinh tế; có cơ chế khuyến khích để người dân trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền và vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Quan tâm đầu tư và huy động, kết hợp mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.

4.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2014 đoạn 2010-2014

4.3.1. Giải pháp chung

- Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, đặc biệt coi trọng công nghiệp chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp, các ngành sử dụng nguyên liệu tại nông thôn, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Tranh thủ công nghệ hiện đại, tận dụng công nghệ truyền thống, chú trọng công nghệ tạo ra nhiều việc làm... đồng thời phải coi trọng khôi phục các làng nghề, ngành nghề truyền thống.

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ nông thôn. Coi trọng dịch vụ nông thôn phục vụ trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hệ thống chợ phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy thương mại phát triển.

- Đối với sản xuất nông nghiệp: Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gắn chế biến với tiêu thụ.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với quy mô hợp lý. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế (lúa gạo, chè...)

Ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, mở rộng và phát triển các mô hình sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi; phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch. Phát triển các loại cây trồng thế mạnh như cây chè, rau an toàn, hoa…

Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô phù hợp, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh. Nâng cấp đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi với trang bị hiện đại.

4.3.2. Các giải pháp cụ thể để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2020 thôn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2020

Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại và tiếp tục phát triển những thành tựu đã đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xóa dần khoảng cách thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi hoàn thành công nghiệp hóa nông thôn, cần tập trung thực hiện một số vấn đề như: tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất.

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và chất lượng cao hơn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng: phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng loại cây trồng, con gia súc, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả bền vững và an ninh lương thực quốc gia…

Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng và phát triển thị trường trong nước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản cho nông dân.

Ðưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch; ứng dụng mạnh công nghệ sinh học và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi… Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản…

Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, và đa dạng hóa các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để bảo đảm an toàn về nước. Củng cố hệ thống hồ đập, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ

động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Tiếp tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ô-tô tới khu trung tâm, từng bước phát triển đường ô-tô tới thôn bản.

Tập trung giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân và cho lao động nông thôn, đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn. Có chính sách trợ giúp thiết thực để đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn, đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tìm việc làm ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động ở nước ngoài.

Tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ giúp thiết thực cho các vùng và cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống khuyến nông, nâng cao dân trí và có chính sách tín dụng cho người nghèo từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo và nâng cao mức sống một cách bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 89)