5. Kết cấu luận văn
3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đồng Hỷ gia
đoạn 2010- 2014
Kết quả đạt đƣợc
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. So với giai đoạn 2005-2010, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 47% lên 50,12%; dịch vụ tăng từ 27,4% lên 29,28%; nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 25,6% xuống còn 20,6%. Kinh tế tập thể được quan tâm, tạo điều kiện phát triển;
Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 20,6%. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng 14,4%. Dự ước năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.000 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 870 tỷ đồng. Các nhóm ngành, sản phẩm có thế mạnh như: khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…tiếp tục được quan tâm tạo điều kiện phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới phương thức quản lý sản xuất và kinh doanh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Đến nay, toàn huyện có 230 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 27%; 15 làng nghề truyền thống, tăng 50% so với giai đoạn 2005-2010, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động.
Các loại hình dịch vụ được quan tâm phát triển; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, xây mới với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hằng năm tăng 12,93%.
Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đảm bảo thông tin liên lạc tới các xóm, bản trên địa bàn. Dịch vụ tài chính ngân hàng có mức tăng trưởng khá. Hằng năm, nguồn vốn tín dụng huy động tăng bình quân 23,2%, dư nợ tín dụng tăng 10,7%. Một số loại hình dịch vụ mới như: Dịch vụ tư vấn pháp lý, bất động sản… từng bước được hình thành, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.
Sản xuất nông, lâm nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển. Các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất và công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ được đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân hằng năm tăng 6,34%. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích. Từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như: sản xuất lương thực, trồng rau, hoa và vùng chè chất lượng cao…Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, dự ước năm 2015 đạt 93 triệu đồng/ha Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 44.000 tấn . Cây chè tiếp tục được phát huy thế mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, đến nay có 75 trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp, tăng 50% so với giai đoạn 2005-2010.
Những hạn chế
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Tỷ trọng
dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất có xu hướng chững lại trong những năm gần đây. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, cơ bản vẫn là thuần nông. Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm…
Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế còn chậm. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Doanh nghiệp tư nhân là nhân tố quan trọng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, nhưng quy mô nhỏ bé, chủ yếu là dịch vụ và chỉ phát triển mạnh ở ven đô thị, hoặc nơi có kết cấu hạ tầng tương đối phát triển.
Đáng quan tâm nhất là tình trạng thiếu việc làm đang rất nghiêm trọng, không chỉ trong những tháng nông nhàn, mà ngày càng nghiêm trọng tại những vùng đất đai chuyển sang công nghiệp hoặc dịch vụ, người dân sau khi nhận được một số tiền đền bù ít ỏi đã trở nên trắng tay, không nghề nghiệp, buộc phải di chuyển ra thành thị. Cái nghèo bám theo họ từ nông thôn ra thành thị, làm tăng thêm số người nghèo vốn đã khá đông ở thành thị. Hàng chục vạn phụ nữ nông thôn phải đi kiếm sống ở xứ người mong có tiền gửi về nuôi sống gia đình.
Nguyên nhân của những hạn chế
Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế.
Tình hình suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp.
Thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định.
Chưa có các giải pháp tạo ra sự đột phá trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016- 2020
4.1. Cơ sở để định hƣớng, quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH
4.1.1. Cơ sở để định hư ng và bối cảnh chung
Bước vào giai đoạn 2015-2020, trong bối cảnh tình hình chung và trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói riêng có những thuận lợi: Kinh tế vĩ mô đang từng bước phục hồi, những thành tựu đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII sẽ là tiền đề và động lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2015-2020.
Tuy nhiên, bên cạnh đó dự báo còn có nhiều khó khăn thách thức như: Tình hình thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế từng bước được phục hồi nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định. Thời tiết, dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp. Tăng trưởng và phát triển bền vững tiếp tục đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện những nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2015 - 2020.
4.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; phấn đấu có mức tăng trưởng với cơ cấu kinh tế hợp lý; đảm bảo nền kinh tế của huyện phát
triển theo hướng bền vững. Phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tạo môi trường, cơ chế nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của địa phương. Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm…bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tập trung huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các công trình vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thương mại, dịch vụ; xây dựng cơ chế thu hút và hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống chợ trên địa bàn. Xây dựng và nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm, hàng hóa; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để mở rộng và phát triển các mô hình sản xuất. Thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh công tác xây dựng
nông thôn mới; Đầu tư, huy động và kết hợp mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai và các biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên trái phép và hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực bảo vệ môi trường. Bảo đảm khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý.
4.2. Định hƣớng, mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ
Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển công nghiệp gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Ưu tiên thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp về vốn, công nghệ thông tin, thông tin thị trường. Hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, vùng nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, bảo quản và giới thiệu sản phẩm. Phát triển công nghiệp kết hợp với phát triển dịch vụ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến đầu tư, quảng bá giới thiệu sản phẩm và tiềm năng thế mạnh. Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp có lợi thế của địa phương.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Có chính sách quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, đào tạo nghề đáp ứng cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ gắn với bảo vệ môi trường.
Về phát triển thương mại, dịch vụ:
Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng và nâng cao chất lượng hoạt động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo quy hoạch.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn, trong đó, chú trọng phát triển mạng lưới chợ nông thôn để phục vụ sản xuất và tiêu dùng, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng để cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ ở khu vực trung tâm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng và nâng cao chất lượng thương hiệu hàng hóa; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát, phòng, chống và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tranh thủ sự tạo điều kiện của tỉnh và các sở, ngành để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hoạt động xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế, có giá trị gia tăng cao.
Phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là từ nguồn xã hội hóa để phát triển và khai thác có hiệu quả loại hình du lịch, dịch vụ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi, gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị thu nhập. Tích cực phát triển kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với tiềm năng của từng xã, thị trấn. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, mở rộng và phát triển các mô hình sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi; có chính sách khuyến khích phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch. Tập trung phát triển các loại cây trồng thế mạnh của huyện như cây chè, rau an toàn, hoa…Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu hàng hóa, quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ.
Có cơ chế hỗ trợ để thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn sinh học. Chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành, từng bước hình thành các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Quản lý và khai thác hiệu quả diện tích mặt nước hiện có để nuôi trồng thủy sản.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường quản lý và thực hiện tốt các chính sách, quy trình kỹ thuật trong khai thác, chế biến lâm sản, đảm bảo phát huy được hiệu quả kinh tế; có cơ chế khuyến khích để người dân trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền và vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Quan tâm đầu tư và huy động, kết hợp mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
4.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2014 đoạn 2010-2014
4.3.1. Giải pháp chung