Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)

5. Kết cấu luận văn

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ

Trong những năm gần đẩy các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp luôn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chính sách hỗ trợ giá, giống và đưa giống mới vào sản xuất, tích cực phòng ngừa sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi, đã làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 1.118 tỷ đồng năm 2012 lên 1.600 tỷ đồng năm 2014. Đối với ngành công nghiệp, tuy cơ cấu có giảm, nhưng tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp lại tăng (từ 1.729 tỷ đồng năm 2012 lên 1.967 tỷ đồng năm 2014. Đối với ngành dịch vụ, tuy cơ cấu của ngành dịch vụ không có biến động nhiều, những giá trị sản xuất tăng đều qua các năm( từ 755 tỷ đồng năm 2012 lên 935 tỷ đồng năm 2014).

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Đồng Hỷ Đồng Hỷ

3.1.3.1. Thuận lợi

Có quỹ đất dồi dào với thổ nhưỡng rất phong phú, thích hợp với nhiều loại cây trồng cả cây hàng năm cung cấp lương thực và các cây lâu năm...

Có vị trí địa lý thuận lợi (nằm sát trung tâm thành phố Thái Nguyên) thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Điều kiện thời tiết, khí hậu và thuỷ văn thuận lợi với lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn và gần như trải đều tới 2/3 số tháng trong năm là điều kiện cần thiết cho sự đa dạng và sinh thái và phát triển nông nghiệp.

Sự đa dạng về địa hình của huyện cũng là một thế mạnh. Trong lĩnh vực trồng trọt hầu hết các xã đầu có khả năng trồng cây chè, đây là cây trồng tỏ ra có ưu thế phát triển thành các vùng rộng lớn với mức đầu tư thâm canh cao. Ngoài ra, một số loại cây ăn quả có thể trồng là: Vải, Nhãn, Hồng, Na...

với cây lâm nghiệp có thể đem lại hiệu quả kinh tế như: Keo, Bồ Đề, Bạch Đàn, Mỡ. Về chăn nuôi có thể phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn theo các mô hình của nông hộ và trang trại nhờ vào lợi thế đồng cỏ tự nhiên.

Với vị trí tiếp giáp thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng Hỷ có lợi thế hơn so với các huyện khác trong tỉnh.

Thu hút nhiều chương trình, dự án của Nhà nước cũng như từ tổ chức phi Chính phủ đầu tư, điều này đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân tăng cường áp dụng các tiến bộ kế hoạch vào sản xuất, nâng cao năng lực, thay đổi hệ thống cây trồng có trị kinh tế cao.

Là một huyện gần thành phố Thái Nguyên nơi có rất nhiều trường Đại học trong đó có trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Nông lâm cũng đã giúp cho huyện rất nhiều trong việc phát triển các giống mới nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung của huyện Đồng Hỷ.

Thường xuyên nhận được sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh và địa phương trong đầu xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, huyện Đồng Hỷ đã có những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá nhất là khi hệ thống giao thông, điện nông thôn và thuỷ lợi được cải thiện sẽ là nhân tố tích cực cho các quyết định cây trồng lâu năm như: Cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ngắn ngày, cây lâm nghiệp...

3.1.3.2. Khó khăn

Do địa hình dốc, nhiều đồi núi, dễ hạn hán vào mùa khô và lượng mưa lớn nên dẫn tới đất có nguy cơ bị xói mòn rửa trôi ngày càng nghèo kiệt dẫn đến giảm năng suất cây trồng. Đặc biệt mưa lớn, mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8 thường gây lũ lụt cho các xã nằm ven sông Cầu ảnh hưởng đến đời sống và quá trình sản xuất của người dân. Đối với các xã vùng cao, mưa lớn còn gây xói mòn rửa trôi đất. Còn vào mùa khô, hạn hán làm cho nguồn nước

bị cạn kiệt. Những nơi hệ thống thuỷ lợi chưa tốt, đất đai thường bị bỏ hoang hoá ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất.

Do có khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho sâu bệnh hại cây trồng phát triển, nên làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, nhiệt độ của không khí vào mùa đông có tháng nhiệt độ giảm xuống tới điểm dừng sinh trưởng của cây trồng (dưới 10oC) làm kéo dài thời vụ cây trồng.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên của huyện rất phong phú, đa dạng và phức tạp nó ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện. Các điều kiện tự nhiên này nếu được khai thác, sử dụng triệt để sẽ thúc đẩy sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện.

Việc áp dụng giống mới ở các xã vùng cao, vùng sâu có nhiều đất rộng còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, trình độ dân trí không cao, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, điều này đã làm hạn chế khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường.

Kinh tế nông nghiệp phát triển ở mức độ chậm, với điểm xuất phát chậm, năng lực sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Hầu như thói quen của người dân vẫn theo kiểu truyền thống, ít hiệu quả của đồng bào các dân tộc vẫn còn phổ biến. Hiện tượng du canh và quảng canh còn nhiều, điều này đã làm cho đất ngày càng suy thoái, năng suất cây trồng giảm dần, hiệu quả sử dụng đất cũng giảm theo.

Tuy cơ sở hạ tầng đã được chú ý và nâng cấp xong hệ thống giao thông và thuỷ lợi, điện ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn yếu kém, chưa đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)