Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 70)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo thành phần

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ không có doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh trong sản xuất nông nghiệp. Chủ thể sản xuất chính trong nông nghiệp hiện nay vẫn là các hộ gia đình, giá trị mà thành phần này tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2014 chiếm 93,79% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngày nay thành phần kinh tế này đang phát triển độc lập, tự chủ và qui mô sản xuất ngày càng lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại và xuất hiện các hộ nông dân làm ăn giỏi.

Bảng 3.8: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế huyện Đồng Hỷ, giai đoạn 2010-2014

Năm Tổng

số

Chia ra:

Nhà nƣớc Công nghiệp địa phƣơng Khu vực có

vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài Tổng Trung ƣơng phƣơng Địa Tổng

Doanh nghiệp NQD thể 1 2=3+6 3=4+5 4 5 6=7+8 7 8 9 1. Giá trị sản xuất (Tỷ đồng) 0 0 2010 415,0 35,1 35,1 0 379,9 218,8 161,1 0 2011 1.334,1 406,3 406,3 0 927,7 705,2 222,5 0 2012 1.729,8 719,4 719,4 0 1.010,4 773,5 236,9 0 2013 1.976,4 963,3 963,3 0 1.013,1 744,7 268,4 0 2014 1.967,3 882,4 882,4 0 1.084,9 786,0 298,9 0 2. Cơ cấu (Tổng số=100) - % 2010 100,00 8,46 8,46 0 91,54 52,72 38,82 0 2011 100,00 30,46 30,46 0 69,54 52,86 16,68 0 2012 100,00 41,59 41,59 0 58,41 44,72 13,69 0 2013 100,00 48,74 48,74 0 51,26 37,68 13,58 0 2014 100,00 44,85 44,85 0 55,15 39,95 15,19 0

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ theo thành phần kinh tế những năm qua đã và đang diễn ra theo chiều hướng tích cực. Kinh tế Nhà nước cũng chuyển đổi nhằm thích ứng với những yêu cầu mới của nền kinh tế hiện nay. Kinh tế cá thể- tiểu chủ phát triển vẫn mang tính tự phát dưới tác động của yếu tố thị trường và do đó dẫn đến tình trạng phân hóa. Một bộ phận năng động trong SX, tiên tiến trong tổ chức quản lý sẽ phát triển thành các trang trại tư nhân; một bộ phận tiếp tục duy trì mô hình SX hộ; còn lại mộ bộ phận khác không đủ năng lực kinh doanh có thể sẽ bán ruộng đất và trở thành người làm thuê hoặc chuyển sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Trong quá trình chuyển dịch đó, mỗi thành phần kinh tế đều tham gia hoạt động SX một cách tích cực nhất và đã góp phần vào quá trình phát triển nông nghiệp Đồng Hỷ theo hướng CNH - HĐH.

Bảng 3.9: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp cá thể phân theo tiểu ngành

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

TỔNG SỐ 161,1 178,0 182,22 201,8 217,0

1. Công nghiệp khai thác 17,3 15,3 15,6 13,8 13,0

- Khai thác than

- Khai thác quặng kim loại

- Khai thác đá, cát sỏi và mỏ khác 17,3 15,3 15,6 13,8 13,0

2. Công nghiệp chế biến 143,8 162,7 166,6 188,0 204,0

- Sản xuất thực phẩm và đồ uống 50,7 56,0 50,0 55,3 59,4 - Sản xuất trang phục 11,5 12,7 13,0 14,4 15,4 - Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 8,5 9,4 9,6 10,7 11,5 - Sản xuất sản phẩm khoáng phi

kim loại 45,0 49,6 51,0 60,0 71,0 - Sản xuất sản phẩm từ kim loại 15,2 16,8 17,2 19,0 16,0 - Sản xuất máy móc, thiết bị 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 - Sản xuất giường tủ, bàn ghế 12,9 18,2 25,8 28,6 30,7

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2010-2014)

Sau 5 năm thực hiện Nghị định 134, sự phát triển nghề, làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ở huyện Đồng Hỷ đã có nhiều khởi sắc đáng kể. Sự phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp dựa trên sự phát triển đồng thời các loại hình kinh tế như HTX tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân...

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống của Đồng Hỷ như sản xuất chế biến chè, chế biến thực phẩm, nghề đan lát... đã phát triển khá mạnh, tạo bước khởi đầu thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Toàn huyện có khoảng 341 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với gần 5.000 lao động, thu nhập từ ngành nghề đạt gần 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới chỉ có 2 làng nghề được công nhận, còn lại là làng nghề chưa được công nhận vì quy mô còn quá nhỏ, giá trị sản xuất và số lao động còn ở mức khiêm tốn, các sản phẩm của làng nghề chưa có thương hiệu, chất lượng không cao, mức độ tiêu thụ còn hạn chế. Qua khảo sát điều tra ở một số làng nghề cho thấy, những năm qua, các làng nghề đã chú ý hơn đến việc áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất nhưng vẫn còn ở mức độ thấp, giữa các ngành và các vùng chưa đồng đều, vấn đề ứng dụng và đổi mới công nghệ còn gặp nhiều khó khăn về vốn, nhân lực... Các ngành nghề có số làng nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng số làng nghề ở Đồng Hỷ như chế biến chè, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, đồ gỗ mỹ nghệ... có mức độ cơ giới hoá còn nhỏ bé, chủ yếu chỉ ở khâu sơ chế ban đầu (như chẻ tre, cưa, xẻ gỗ...).

Giai đoạn 2010-2014, giá trị sản xuất công nghiệp cá thể trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tăng từ 161,1 tỷ đồng năm 2010 lên 217 tỷ đồng năm 2014, trong đó tỷ trọng ngành chế biến chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất với tỷ lệ 94%, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất giường tủ và

bàn ghế và sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản. Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của làng nghề ở huyện Đồng Hỷ là: hộ sản xuất - kinh doanh (bao gồm hộ chuyên và hộ kiêm); các hợp tác xã làm nghề hay vừa làm nghề, vừa dịch vụ hoặc dịch vụ cho sản xuất trong làng nghề; các doanh nghiệp được tổ chức theo Luật Doanh nghiệp (Công ty tư nhân, Công ty TNHH...); trong đó hình thức sản xuất kinh doanh theo hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cho thấy sản xuất ở làng nghề còn nhỏ, manh mún, khó có khả năng phát triển đột biến về kết quả sản xuất, kinh doanh. Đây chính là hạn chế của làng nghề huyện Đồng Hỷ.

Bảng 3.10: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2014 STT Sản phẩm ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển BQ 2010- 2014 1 Cát sỏi m3 38.028 40.648 33.747 28.684 28.820 93,30 2 Vôi các loại tấn 1.020 0 0 0 0.00 3 Gạch nung viên 40.423 43.301 39.890 36.459 36.020 97,16 4 Quần áo 1000 SP 42 45 45 42 42 100,00 5 Xay sát tấn 26.250 26.000 26.600 27.200 28.010 101,64 6 Miến dong tấn 25 24 25 26 26 100,99 7 Bún tấn 523 530 533 535 538 100,71 8 Đậu phụ tấn 453 457 459 462 465 100,66 9 Giò chả tấn 14 16 16 16 16 103,39 10 Gạch xi lích viên 10.250 10.300 10.880 11.020 10.890 101,53

Phát triển làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển các làng nghề không chỉ tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn đang dư thừa mà còn nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hệ thống làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chính là một trong những nguồn tài nguyên du lịch cực kỳ quan trọng. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch làng nghề còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của địa phương, của dân tộc. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống, làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở huyện Đồng Hỷ và tỉnh Thái Nguyên ngày càng đa dạng phong phú, mang nét đặc trưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền và cả nước. Sự đa dạng về nhu cầu đã dẫn đến sự thay đổi trong phương thức sản xuất để tạo ra những loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân địa phương.

Với đặc thù là huyện miền núi, hệ thống sông suối chằng chịt nên huyện Đồng Hỷ có lợi thế trong việc tạo ra các sản phẩm công nghiệp như cát, sỏi, gạch nung… phục vụ chủ yếu cho nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2014 do sự đóng băng của thị trường nhà đất nên sự tăng trưởng về các mặt hàng công nghiệp không lớn, chỉ duy trì ở mức cân bằng qua 4 năm.

Không thể phủ nhận sự đóng góp của ngành công nghiệp- TTCN trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ, đặc biệt là sự phát triển của một số làng nghề. Năm 2014 đã xây dựng mới được 04 làng nghề truyền thống, đưa tổng số làng nghề toàn huyện lên 15 làng. Đến nay, làng nghề của Đồng Hỷ đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động không chỉ trong lĩnh vực làng nghề mà còn cả cho các nghề khác, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đa dạng, tinh xảo, từng bước đáp ứng nhu cầu thị

hiếu người tiêu dùng, được khách hàng biết đến, ưa chuộng, phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương, điển hình có những sản phẩm đặc trưng mang lợi thế cao về xuất khẩu.

Với vai trò hết sức quan trọng lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, trong những năm qua, đảng bộ và nhân dân huyện Đồng Hỷ đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực, đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ có vị thế tương đối thuận lợi, trung tâm, nằm trên các trục đường giao thông chính, cả đường bộ, đường sông, điều này không chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà còn thuận tiện cho việc xây dựng tour, tuyến, điểm du lịch.

Có được những kết quả trên chính là do giai đoạn 2008 - 2012, thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg, hoạt động khuyến công của huyện Đồng Hỷ đã từng bước phát huy hiệu quả, thúc đẩy sản xuất CNNT phát triển ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn và kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hoá. Các nội dung thực hiện gồm: đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề, với 42 đề án đào tạo nghề cho trên 200 lao động, kinh phí trên 200 triệu đồng. Các ngành nghề được đào tạo chủ yếu là may công nghiệp, chế biến và bảo quản chè, gia công cơ khí, sản xuất bao bì, chế biến thức ăn chăn nuôi, mây tre đan, đặc biệt là đào tạo sản xuất chế biến đồ gỗ, mộc mỹ nghệ… Đặc biệt, chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm cho một số làng nghề tại một số địa phương được nhân dân tích cực ủng hộ. Các nội dung của hoạt động khuyến công đã thực sự đi vào cuộc sống,

được triển khai đồng bộ, sâu rộng, tác động tích cực đến sự phát triển của các cơ sở, doanh nghiệp CNNT trên địa bàn.

Bảng 3.11: Hoạt động thƣơng mại- Dịch vụ huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2014 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ phát tiển BQ 2010- 2014 1. Số doanh nghiệp DN 32 35 62 59 65 119,38 2. Số cơ sở cá thể KD Cơ sở 4.172 4.383 4.514 4.569 5.429 106,81 2.1. Động cơ, mô tô xe máy Cơ sở 2.959 3.178 3.202 3.256 3.152 101,59 2.2. Khách sạn - nhà hàng Cơ sở 536 535 566 567 535 99,95 2.3. Vận tải, kho bãi, … Cơ sở 293 293 280 274 254 96,49 2.4. Dịch vụ cá nhân… Cơ sở 384 377 466 472 414 101,90 3. Số lao động người 5.273 5.624 6.431 6.494 8.049 111,15 Trong đó: Cá thể người 5.273 5.624 5.674 5.689 5.767 102,26 4. Tổng giá trị sản xuất tỷ

đồng 490 612 755 857 935 117,53

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ và kết quả tính toán của tác giả)

Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội; các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao đảm bảo chất lượng và cung ứng kịp thời. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được duy trì thường xuyên, đúng quy định góp phần ổn định thị trường hàng hoá; Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, thông tin và truyền thông tiếp tục được đầu tư mở rộng; hoạt động vận tải trên địa bàn được tổ chức đa dạng đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Tổng giá trị sản xuất - mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 935 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 17,53% so với cùng kỳ.

Tóm lại, kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2014

đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề để phát triển kinh tế..., góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt.

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010-2014

Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: đất đai, tài nguyên, lao động, nguồn lực, chính sách nhà nước, thị trường các vật tư đầu vào và thị trường sản phẩm đầu ra… Các nhân tố này cùng tác động vào ngành nông nghiệp và thúc đẩy chuyển dịch các bộ phận cấu thành (các chuyên ngành, tiểu ngành và hoạt động kinh tế trong từng tiểu ngành…) tạo ra một cơ cấu ngành nông nghiệp mới hợp lý hơn với tỷ trọng các chuyên ngành, tiểu ngành có hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành 3 nhóm như sau:

* Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên

Các nguồn lực tự nhiên như nguồn nước, khí hậu.., có ảnh hưởng mạnh tới hướng phát triển ngành nông lâm thủy sản ở từng vùng, tiểu vùng địa lý. Điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các vùng, tiểu vùng đã tạo ra lợi thế so sánh và sức cạnh tranh riêng của ngành nông nghiệp ở từng vùng, tiểu vùng và là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế vùng về ngành nông nghiệp. Huyện Đồng Hỷ là vùng bán sơn địa, có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên cũng như địa hình giữa các tiểu vùng, vì vậy đã tạo ra các loại sản phẩm đa dạng, mang tính đặc trưng của vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm của từng vùng phù hợp với thị trường, khai thác có hiệu quả đất đai, nguồn nước và các nguồn lực khác ở từng vùng sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên phải thấy rằng, nhân tố nguồn lực tự nhiên không tự tạo ra ảnh hưởng

tích cực hay tiêu cực tới phát triển nông nghiệp và tạo dựng cơ cấu ngành nông nghiệp ở từng vùng, mà chính con người thông qua nhận thức của mình về những điểm mạnh, điểm yếu của nguồn lực tự nhiên ở từng vùng mà quyết định phát triển hướng ngành nông nghiệp cho phù hợp. Như vậy, nhận thức đúng của con người về nguồn lực tự nhiên và quyết định phát triển nông nghiệp theo hướng nào cho phù hợp chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển nông nghiệp.

* Nhóm nhân tố kinh tế- xã hội

Quá trình phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá: Đây là đòn bẩy tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ. Cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)