Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 59)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

- Tình hình dân số huyện Đồng Hỷ

Dân số- lao động là nguồn lực quan trọng trong sản xuất, là động lực phát triển kinh tế - xã hội quy tụ lại là con người, con người với lao động sáng tạo của mình làm thay đổi kỹ thuật, quy trình sản xuất, làm biến đổi cơ cấu sản xuất, từ hình thức sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với loại hình kinh tế trang trại đòi hỏi lượng lao động lớn trong cả kỳ sản xuất và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân ở nông thôn. Tình hình dân số lao động huyện Đồng hỷ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình dân số huyện Đồng Hỷ năm 2014

Chỉ tiêu Diện tích (Km2) Số thôn Số hộ (hộ) Dân số (Ngƣời) Mật độ dân số (Ng/km2) Tổng số 454.75 257 31.191 112.200 247 Thị trấn 19,86 55 5.735 18.295 921 1. Chùa Hang 3,04 28 3.234 10.604 3,488 2. Sông công 10,47 11 1.281 3.950 377 3. Trại Cau 6,35 16 1.220 3.741 589 434,89 202 25.456 93.905 216 4. Văn lăng 64,15 16 1.204 4.974 78 5. Tân Long 41,15 9 1.447 5.533 134

6. Hòa Bình 12,48 7 810 2.798 224 7. Quang Sơn 14,05 15 807 2.949 210 8. Minh Lập 18,30 19 1.836 6.598 361 9. Văn hán 65,47 17 2.564 10.022 153 10. Khe Mo 29,68 15 1.917 6.752 227 11. Cây Thị 40,55 8 819 3.238 80 12. Hoá Trung 11,89 13 1.284 4.359 367 13. Hóa Thượng 13,45 17 3.431 10.925 812 14. Linh Sơn 15,51 14 2,515 9.136 589 15. Hợp Tiến 54,47 10 1.588 6.003 110 16. Tân Lợi 20,79 10 1.241 5.027 242 17. Nam Hoà 24,75 22 2.408 9.781 395 18. Huống Thượng 8,20 10 1.585 5.810 709

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ)

- Cơ sở vật chất kỹ thuật huyện Đồng Hỷ

Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nâng cao phúc lợi của dân cư nông thôn, là điều kiện giúp cho việc áp dụng các giống mới thuận lợi. Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm nhiều phần như giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin, điện, trường học, trạm y tế, chợ.

a. Về giao thông

Mạng lưới giao thông huyện Đồng Hỷ nhìn chung đã đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua trung tâm huyện là tuyến đường quốc lộ đi Lạng Sơn dài 47,5km. Hệ thống đường sông khoảng 45km từ xã Văn Lăng đến Huống Thượng, hiện nay giao thông Đồng Hỷ có tổng số 667km, trong đó đường

tỉnh quản lý là 640,1km. Đến nay toàn bộ 20 xã và thị trấn của huyện đã có đường giao thông nông thôn về trung tâm xã, ô tô đi lại thuận tiện, xe cơ giới vào tận trung tâm xóm, thuận tiện cho giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng của nhân dân và các dân tộc toàn huyện Đồng Hỷ. Tuy nhiên ở các xã vùng sâu, vùng xa giao thông còn khó khăn, chưa có đường nhựa, đường rải đá thì gồ ghề, đường đất thì lầy lội khi trời mưa. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến giao lưu kinh tế và đi lại của người dân.

b. Về thuỷ lợi

Huyện Đồng Hỷ coi trọng công tác thuỷ lợi là nhiệm vụ hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo nhân dân tập trung kiên cố hoá kênh mương, đóng góp tiền, công sức, tiếp nhận nhiều nguồn vốn để phát triển thuỷ lợi. Toàn huyện có 54 hồ chứa nước, 52 đập, 60 trạm bơm và 145,3km kênh mương nội đồng được xây dựng kiên cố, còn lại 80km kênh mương chưa hoàn thành phân bố đều trên địa bàn huyện. Tổng diện tích tưới tiêu của huyện là 1.853ha, trong đó diện tích tưới tiêu bằng bơm điện là 970ha, diện tích tưới tiêu bằng bơm dầu là 90ha, diện tích tưới tiêu bằng biện pháp khác là 775ha. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, các cấp chính quyền địa phương cần đầu tư hơn nữa để khai thác triệt để nguồn tài nguyên này, để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

c. Về lưới điện

Đồng Hỷ có 6 tuyến lưới 35KV và 4 tuyến 6KV, số trạm biến áp toàn huyện là 49 trạm. Đến nay 18/18 xã, thị trấn trong huyện có điện lưới quốc gia, trong đó: 2 xã vùng cao Văn Lăng, Tân Long, 2 xã vùng đặc biệt khó khăn Hợp Tiến, Cây Thị điện lưới đã đáp ứng được 80% số hộ trong toàn xã.

d. Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông

Toàn huyện có 18/18 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã, số máy điện thoại trên toàn huyện là 6162 máy, đạt bình quân 49 máy điện thoại trên 100 dân, 100% số xã trong huyện có báo đọc trong ngày.

e. Về giáo dục và y tế

Đến năm 2011 toàn huyện có 47 trường phổ thông, trong đó có 2 trường phổ thông trung học, 20 trường trung học cơ sở và tiểu học, với tổng số giáo viên phổ thông là 1.230 g1, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 97%. Trong giai đoạn 2006 - 2010, thực hiện chủ trương kiên cố hoá trường học, toàn huyện 18/18 xã, thị trấn có trường học cao tầng, đưa 89 phòng học kiên cố vào sử dụng.

Về y tế, năm 2011 toàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 18 trạm y tế, với 184 giường bệnh, với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá rất dồi dào. Trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đạt 100%.

- Tình hình phát triển kinh tế của huyện Đồng Hỷ

Sau quá trình thực hiện triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII, Đồng Hỷ đang tiếp tục chuyển nhanh, mạnh bền vững cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực về lao động, tài nguyên, kết cấu hạ tầng đã xây dựng trên địa bàn. Đồng thời kết hợp với các nguồn lực bên ngoài, sử dụng tốt mọi nguồn vốn đầu tư của nhà nước, của các chương trình dự án đạt hiệu quả cao và đã đạt các thành tựu như sau:

Bảng 3.3: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 3.602 100,00 4.284 100,00 4.502 100,00

1. Nông nghiệp 1.118 31,03 1.451 33,87 1.600 35,53 2. Công nghiệp 1.729 48,00 1.976 46,13 1.967 43,70

3. Dịch vụ 755 20,97 857 20,00 935 20,77

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)