Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang​ (Trang 38 - 40)

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, mô hình kinh tế trang trại tương đối phát triển.

Năm 2010, cơ cấu kinh tế có công nghiệp - xây dựng chiếm 30,7%, dịch vụ chiếm 33,6%, nông - lâm - ngư nghiệp là 35,7%. GDP bình quân hàng năm là 13.6%. Những năm vừa qua, Tuyên Quang không ngừng đổi mới và đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tạo đà cho việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.

Về nông nghiệp, đây là nền kinh tế luôn giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế của Tuyên Quang nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong tỉnh, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp một phần cho xuất khẩu. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi, mặc dù còn chậm. Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm, tỉ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi có chiều hướng tăng lên.

Một trong những điểm đặc biệt của Tuyên Quang là sự xuất hiện mô hình kinh tế trang trại và bước đầu đã có những thành công đáng kể, góp phần phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân để đầu tư cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.

Như vậy, Tuyên Quang là tỉnh chủ yếu phát triển mạnh về nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp nên bình quân GDP trên đầu người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với cả nước, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Đứng trước tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội toàn huyện, lãnh đạo uỷ ban nhân dân tỉnh đã thực hiện những chính sách cải cách về kinh tế, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, củng cố và khôi phục các doanh nghiệp quốc doanh, thực hiện việc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp và các hợp tác xã theo mô hình kiểu mới và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nhiều dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động và có những dự án đã đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Đạt được kết quả trên có sự đóng góp rất quan trọng của BIDV Tuyên Quang. Mặc dù trong năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và BIDV Tuyên Quang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự vượt khó đi lên của toàn thể các đồng chí lãnh đạo và cán bộ công nhân viên BIDV Tuyên Quang đã vượt qua được những khó khăn, giành được nhiều kết quả tốt.

Do đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội như vậy nên khách hàng của BIDV Tuyên Quang chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thu nhập thấp. Đặc điểm này quyết định đến một phần trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)