Phương pháp biểu đồ, đồ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang​ (Trang 37)

Sau khi thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần so sánh, tôi sẽ dùng sử dụng phương pháp đồ thị đê tiếp tục phân tích. Thông qua các biểu đồ, đồ thị chúng ta có thể dễ dàng so sánh các chỉ tiêu tài chính để đưa ra các kết luận về tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Tuyên Quang. Đồng thời qua phương pháp này cũng giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận các chỉ tiêu, cũng như sự biến động của nó một cách rõ ràng nhất.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

3.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tuyên Quang

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, mô hình kinh tế trang trại tương đối phát triển.

Năm 2010, cơ cấu kinh tế có công nghiệp - xây dựng chiếm 30,7%, dịch vụ chiếm 33,6%, nông - lâm - ngư nghiệp là 35,7%. GDP bình quân hàng năm là 13.6%. Những năm vừa qua, Tuyên Quang không ngừng đổi mới và đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tạo đà cho việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.

Về nông nghiệp, đây là nền kinh tế luôn giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế của Tuyên Quang nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong tỉnh, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp một phần cho xuất khẩu. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi, mặc dù còn chậm. Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm, tỉ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi có chiều hướng tăng lên.

Một trong những điểm đặc biệt của Tuyên Quang là sự xuất hiện mô hình kinh tế trang trại và bước đầu đã có những thành công đáng kể, góp phần phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân để đầu tư cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.

Như vậy, Tuyên Quang là tỉnh chủ yếu phát triển mạnh về nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp nên bình quân GDP trên đầu người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với cả nước, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Đứng trước tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội toàn huyện, lãnh đạo uỷ ban nhân dân tỉnh đã thực hiện những chính sách cải cách về kinh tế, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, củng cố và khôi phục các doanh nghiệp quốc doanh, thực hiện việc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp và các hợp tác xã theo mô hình kiểu mới và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nhiều dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động và có những dự án đã đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Đạt được kết quả trên có sự đóng góp rất quan trọng của BIDV Tuyên Quang. Mặc dù trong năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và BIDV Tuyên Quang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự vượt khó đi lên của toàn thể các đồng chí lãnh đạo và cán bộ công nhân viên BIDV Tuyên Quang đã vượt qua được những khó khăn, giành được nhiều kết quả tốt.

Do đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội như vậy nên khách hàng của BIDV Tuyên Quang chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thu nhập thấp. Đặc điểm này quyết định đến một phần trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Tuyên Quang.

3.1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang Nam – Chi nhánh Tuyên Quang

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngân hàng thương mại Đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động, BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ là quản lý và cấp phát vốn ngân sách nhà nước. Trải qua một thời gian dài hoạt động và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngày 14/11/1990 theo nghị quyết 401-CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Tuyên Quang. Nhiệm vụ chính của Chi nhánh trong thời gian này là huy động vốn trung và dài hạn để cho vay dài hạn theo kế hoạch của nhà nước, quản lý và cấp phát vốn cho dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Do trụ sở đặt giữa trung tâm thành phố Tuyên Quang, có cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cấp thường xuyên mạng lưới dịch vụ đa dạng và luôn được đổi mới. Xung quanh có nhiều cơ quan chính quyền, lãnh đạo các cấp cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn nên Chi nhánh có một số lượng khách hàng rất lớn đến mở tài khoản và hoạt động giao dịch tại đây. Ngoài ra, Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang cũng thực hiện một số chủ trương, định hướng lớn của Tỉnh như cho vay kiên cố hoá kênh mương nội đồng, cho vay cải tạo phục hồi vườn chè. Chính vì vậy mọi hoạt động của Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang ngày càng phong phú và đa dạng.

3.1.2.2. Các hoạt động chính của BIDV Tuyên Quang

Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: - Nhận tiền gửi dưới mọi hình thức: TGKKH, TGCKH, tiền gửi bậc thang, tiền gửi tiết kiệm gửi góp theo từng kỳ cụ thể, tiền gửi tiết kiệm dự

thưởng, tiết kiệm siêu linh hoạt, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ (USD) từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.

- Cho vay các thành phần kinh tế với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhận vốn cho vay Uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ.

- Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh cho vay.

- Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh chóng chính xác và an toàn, chi trả kiều hối qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.

- Chuyển tiền điện tử nội, ngoại tỉnh nhanh chóng và thuận tiện.

- Cung ứng tiền mặt và phương tiện thanh toán, dịch vụ ngân hàng … cho mọi khách hàng thuận tiện, nhanh chóng.

3.1.2.3. Bộ máy tổ chức tại BIDV Tuyên Quang

Về nhân sự và tổ chức bộ máy: Tính đến tháng 10 năm 2019 tổng số cán bộ của Chi nhánh là 86 người trong đó có tới 45 người là nhân viên nữ số còn lại là nam, có tổ chức bộ máy gồm Ban Giám đốc, 6 phòng nghiệp vụ và 06 Phòng giao dịch trực thuộc.

Khối quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Chi nhánh có 02 phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và Quan hệ khách hàng cá nhân.

Khối quản lý rủi ro gồm có: Phòng Quản lý rủi ro.

Khối quản lý nội bộ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ gồm có: Phòng Quản lý nội bộ.

Khối tác nghiệp gồm có: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng giao dịch khách hàng, Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ.

Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Tuyên Quang:

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Tuyên Quang (Nguồn: Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang)

3.1.2.4. Chính sách và quy trình cấp tín dụng bán lẻ

* Chính sách cấp tín dụng bán lẻ

Căn cứ vào Quyết định số 353/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 21/4/2010, chính sách TDBL của BIDV được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất: Chính sách tiếp thị khách hàng

Đối với nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng, Chi nhánh cần: - Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV.

- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VNĐ trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp.

- Tập trung tiếp thị đối với khách hàng đang sinh sống tại các thành phố, thị xã, thị trấn. PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách QLKH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách quản lý rủi ro KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG -Phòng khách hàng doanh nghiệp - Phòng khách hàng cá nhân - 6 Phòng giao dịch trực thuộc KHỐI TÁC NGHIỆP - Phòng Quản trị TD - Phòng Giao dịch khách hàng. KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO Phòng Quản lý rủi ro PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách tác nghiệp KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ Phòng QLNB

- Tập trung tiếp thị và cho vay với các khách hàng trong độ tuổi từ 25 – 55. Đối với khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh:

- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại BIDV.

- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô lớn;

- Tập trung tiếp thị và cho vay đối với khách hàng đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và khai thác sử dụng tài nguyên đất.

Thứ hai: Chính sách về cấp tín dụng

Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định cấp tín dụng. Các khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau, bao gồm: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D. Trong đó, BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên (thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 5 triệu VNĐ trở lên đối với các khách hàng tại địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu từ 3 triệu VNĐ trở lên đối với các khách hàng ở các địa bàn còn lại).

Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

Mức cho vay cụ thể được quy định như sau:

- Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (Cho vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng), nguồn trả nợ từ thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công hàng tháng: mức cho vay không quá 10

lần thu nhập chứng minh được bình quân 03 tháng gần nhất cho một sản phẩm và không quá 15 lần thu nhập chứng minh được bình quân 03 tháng gần nhất với 01 khách hàng.

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm đối với 1 khách hàng không vượt quá 500 triệu đồng.

- Đối với cho vay sản xuất kinh doanh: mức cho vay thực hiện theo thẩm quyền phán quyết đối với từng cấp điều hành trong từng thời kỳ.

- Đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV và các tổ chức khác phát hành: mức cho vay tối đa có thể bằng mệnh giá của sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá đảm bảo thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi.

Ngoài ra, BIDV cũng quy định những đối tượng hạn chế cho vay đối với các trường hợp: Kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV, Thanh tra viên Ngân hàng, Thanh tra viên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra BIDV và kế toán trưởng của BIDV.

Thứ ba: Chính sách lãi suất

Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay được tính bằng tổng hợp các tiêu chí: (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

Lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng phải cao hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Việt Nam và của BIDV. Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng/sản phẩm.

Chẳng hạn, đối với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh, hiện nay BIDV Tuyên Quang đang thực hiện theo Công văn số 6262/BIDV-NHBL ngày 08/8/2019 về việc triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh năm 2019. Theo đó, đối với các khoản vay dưới 6 tháng, lãi suất cho vay tối thiểu trong thời gian ưu đãi là 6,8%/năm trong tối đa 1/2 thời gian vay vốn đầu tiên. Với các khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng, lãi suất cho vay tối thiểu trong thời gian ưu đãi là 7%/năm trong tối đa 1/2 thời gian vay vốn đầu tiên. Trên cơ sở này, Chi nhánh sẽ căn cứ vào từng khách hàng cụ thể và tình hình cạnh tranh trên địa bàn để chủ động xác định lãi suất cho vay và thời gian áp dụng cụ thể.

Thứ tư: Chính sách về tài sản bảo đảm

Các loại tài sản bảo đảm tiền vay được BIDV chấp nhận bao gồm: - Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác.

- Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV tại từng thời điểm.

- Phương tiện vận tải.

- Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai.

- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

- Các tài sản khác do BIDV quy định tại từng thời điểm trong từng sản phẩm cụ thể.

Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bản lẻ và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.

* Quy trình cấp tín dụng bán lẻ

Căn cứ quy trình cấp tín dụng bán lẻ (Quy định số 6959/QĐ–NHBL của Tổng giám đốc BIDV ngày 3/11/2014) và tính chất khoản cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)