5. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động nông thôn
Chất lượng lao động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, sau đây là những yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu.
- Phát triển dân số và lao động
Sự phát triển dân số và lao động là sự biến đổi về mặt lượng của lao động và nguồn cung của lao động. Điều này mang lại sự ảnh hưởng hai mặt tới chất lượng lao động. Một mặt, tạo ra lực lượng lao động với với chất lượng tiến bộ nhờ sự hiệu quả trong các biện pháp nâng cao chất lượng của địa phương. Mặt khác, nó tạo ra những thách thức và áp lực lên nền kinh tế quốc dân trong việc đảm bảo giữ ổn định và nâng cao chất lượng lao động. Cơ sở hạ tầng về trường học, y tế,… nếu không đáp ứng kịp thời sự gia tăng này thì dẫn đến sự quá mức thì điều chắc chắn là sẽ giảm chất lượng sống của dân cư. Trên thực tế ở các nước trên thế giới thì ở các nước nghèo và đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số và lao động cao hơn hẳn so với các nước phát
triển, đó là minh chứng của sự ảnh hưởng của yếu tố phát triển dân số và lao động đến nâng cao chất lượng lao động.
- Giáo dục và đào tạo
Giáo dục đào tạo ảnh hưởng đến chất lượng lao động thông qua việc nâng cao trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề của người lao động. Sự ảnh hưởng của giáo dục đào tạo đến chất lượng lao động thể hiện ở hai khía cạnh.
Nền giáo dục càng hoàn chỉnh và càng tiến bộ thì khả năng đào tạo ra nguồn nhân lực cao càng tốt. Thông thường, ở các nước đang phát triển, có nền giáo dục thuộc mức trung bình so với thế giới, họ định hướng theo xu thế “nâng cao dân trí” làm chủ đạo rồi dần dần mới chú trọng đến những chương trình đào tạo cao hơn. Hệ thống đào tạo đầu tiên là hệ thống đào tạo văn hóa, đây là hệ thống đào tạo cơ bản của một nền giáo dục. Sau đó là đến hệ thống đào tạo nghề nghiệp nhằm đào tạo ra những con người có hiểu biết cụ thể trong một ngành nghề của nền kinh tế quốc dân.
Nếu sự chú trọng của Nhà nước ít hơn và không có hệ thống thì sẽ làm cho nền đào tạo kém phát triển. Điều này thể hiện ở nền giáo dục ít cải tiến, chậm tiến so với các nền đào tạo khác trên thế giới và ít cập nhật những phương pháp đào tạo tiến bộ, những tư tưởng mới về đào tạo. Điều này làm cho chuẩn nhân lực được đào tạo ra không phù hợp với nền sản xuất trong nước và thế giới, làm hạn chế khả năng tiếp cận công việc.
- Hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống tinh thần
Những hoạt động này tác động đến sức khỏe về cả thể chất và tinh thần của lao động. Hệ thống bảo vệ chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng dân cư thông qua việc ảnh hưởng đến vòng đời. Theo cách tiếp cận vòng đời, cộng đồng dân cư là tập hợp các gia đình với các thế hệ nối tiếp nhau, trong đó vòng đời là một chu kỳ sinh học của mỗi cá nhân trong từng giai đoạn trưởng thành, là cơ sở cho việc duy trì và phát triển loài người. Nhìn chung,
vòng đời bao gồm các giai đoạn: bào thai, sơ sinh, trải qua tuổi mầm non phát triển lên tuổi vị thành niên, thanh niên, trưởng thành, già và chết. Như vậy, chất lượng từng giai đoạn của vòng đời con người quyết định chất lượng của con người cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, sự năng động xã hội và trước hết phụ thuộc vào sự phát triển bào thai, khi sinh ra, trưởng thành và phát triển. Vì thế, nâng cao chất lượng lao động gắn với việc nâng cao từng giai đoạn trong vòng đời của một con người. Hiệu quả của các hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần càng cao thì chất lượng nhân lực sẽ ổn định hơn và ngược lại, sẽ giảm thiểu chất lượng lao động.
Để thực hiện quá trình này thì cần có chiến lược đầu tư tổng thể vào hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đầu tiên là hệ thống bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc liên quan kèm theo hệ thống đào tạo ra những đội ngũ y bác sĩ phục vụ. Bên cạnh đó, phải nâng cao đời sống tinh thần thông qua việc tăng cường hệ thống thông tin truyền thông xã hội, tăng cường các hoạt động văn hóa xã hội, bảo tồn văn hóa dân tộc, và các hoạt động văn hóa giao lưu quốc tế khác.
- Mức sống dân cư
Mức sống dân cư phản ánh mức sống, mức thu nhập của của mỗi người dân. Mức sống dân cư càng cao thì có điều kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến nâng cao chất lượng sống. Nhiều số liệu cho thấy, mức sống của các tầng lớp dân cư càng cao thì họ có điều kiện cho con em đi học và sức khỏe của họ tốt hơn những tầng lớp dân cư có mức sống thấp.
- Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế của một địa phương, một đất nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Những nước có tăng trưởng kinh tế cao và ổn đinh thì có điều kiện tốt hơn để đầu tư vào hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân và mức sống của dân cư cao hơn tạo điều kiện mỗi người dân nâng ca đời sống. Ở các nước nghèo, vòng luẩn quẩn, nghèo đói, thất học,
bệnh tật lại nghèo đói cứ nối tiếp nhau làm cho nền kinh tế lao đao hàng thập niên. Chính vì thế, tăng trưởng kinh tế tốt và ổn định của một địa phương, một đất nước ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng sống của dân cư.
- Hoạt động đánh giá, tuyển chọn, bố trí và sử dụng lao động
Mặc dù có trong tay những nguồn nhân lực tốt nhất nhưng việc sử dụng không hiệu quả thì cũng khó mang lại kết quả cao. Hoạt động đánh giá, tuyển chọn, bố trí và sử dụng lao động là một phần của việc quản lý trong một cơ cấu kinh tế. Ngày nay, người ta xem đó là một công nghệ, một công nghệ về quản lý con người, công nghệ sử dụng hiệu quả nguồn lực con người. Hoạt động này chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và tư tưởng của hệ thống quản lý. Ở cấp độ vi mô, mỗi người lao động với những kỹ năng và kiến thức nhất định thì chỉ phù hợp với một vị trí làm việc nhất định, chỉ có đưa vào đúng vị trí đó, năng lực của họ mới được phát huy. Ở cấp độ vĩ mô của một địa phương, một đất nước, thì đó chính là hoạt động quy hoạch cơ cấu lao động, cơ cấu ngành kinh tế, phân bố dân cư. Hoạt động quy hoạch sẽ quyết định việc sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động của địa phương, của đất nước đó theo hướng phù hợp hay không phù hợp và làm tăng hiệu quả sử dụng lao động.