Kinh nghiệ mở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệ mở một số nước trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm Trung Quốc

Trung Quốc là một nước có nền kinh tế lớn mạnh nhưng có những đặc điểm kinh tế - xã hội - chính trị tương đồng với Việt Nam. Qua quá trình phát triển xấp xỉ 30 năm theo con đường kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc, chính sách nhân lực của họ ngày càng rõ ràng và chuẩn mực cho những ứng dụng vào điều kiện Việt Nam.

Trung Quốc đi theo những quan điểm riêng của mình, quan điểm về chức năng và giá trị của phát triển nguồn nhân lực là: Làm cho các nguồn lực

tiềm năng của con người trở nên có ích; Biến đổi năng lượng của con người trở nên có hiệu suất cao; Nâng cao hiệu quả làm việc; Tạo ra những tài năng thật sự; Tăng cường trình độ năng lực của họ; và cuối cùng đưa nước Trung Quốc từ một nước đông dân thành một nước có nguồn nhân lực tốt, có năng lực, khả năng.

Cụ thể, những giá trị để phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc biểu hiện ở các mặt sau:

- Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt yếu của Chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”:

“Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc” là một chính sách quốc gia cơ bản. Nếu như khoa học và giáo dục là hai bánh xe cho sự tiến vào thế kỷ mới của Trung Quốc thì nhân tài là trục của bánh xe và phát triển nguồn nhân lực sẽ quyết định tốc độ của những bánh xe đó. Vì thế, việc thực hiện chiến lược này tạo ra nhiều không gian cho phát triển nguồn nhân lực.

- Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu cho Chiến lược “Phát triển không ngừng”

Điều cốt lõi của Chiến lược “Phát triển không ngừng” là sự thống nhất lâu dài của ba yếu tố: môi trường, kinh tế và xã hội. Sự thống nhất lâu dài đó lại phụ thuộc vào nhân tố chính của các hoạt động xã hội - đó chính là con người, là thái độ của con người đối với sự phát triển không ngừng. Trung Quốc đang thiếu các nguồn lực ở mức trung bình và tình trạng căng thẳng về các nguồn lực sẽ còn kéo dài, vì vậy nên theo phương thức tiết kiệm để sử dụng, phát triển các nguồn lực đó. Một mặt, ta nâng cao mức sử dụng để tiết kiệm các nguồn lực, mặt khác, thay đổi từ phương thức rộng tới hẹp để tăng cường hiệu quả của các nguồn lực. Trên thực tế, sự hủy hoại, lãng phí các nguồn lực là khá nghiêm trọng và phổ biến. Một lý do quan trọng nữa, đó là chất lượng của lực lượng lao động không tương ứng với sự phát triển của các

nguồn lực tự nhiên. Theo đó, củng cố việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng của người lao động là vấn đề quan trọng.

- Phát triển nguồn nhân lực dựa trên những điều kiện của đất nước Trung Quốc

Trung Quốc có nguồn lực con người lớn và giàu có, nhưng chính điều này lại làm cho sự thiếu hụt các nguồn lực khá trầm trọng hơn. Trung Quốc có nhiều sản phẩm, rừng, mỏ và nguồn nước, nhưng nếu những nguồn lực này được phân chia cho con số 1,3 tỷ người thì cũng chỉ còn lại rất ít cho mỗi người. Những nguồn lực tự nhiên chủ yếu, hàng hóa và Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là rất đáng kể, song tính riêng cho mỗi thành phố thì Trung Quốc đứng cuối bảng xếp hạng của thế giới. Ở chừng mực nào đó, vì không còn lựa chọn nào khác, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực cần thiết và đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển hiện tại của Trung Quốc.

- Phát triển nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển của miền Tây Trung Quốc và tạo dựng xã hội thịnh vượng.

Miền Tây Trung Quốc có những nguồn nguyên vật liệu giàu có, nhưng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực có tính quyết định cho sự cải thiện các điều kiện môi trường, vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là cần thiết để phát triển miền Tây Trung Quốc và điều đó có mối quan hệ mật thiết với việc tạo dựng xã hội thịnh vượng hiện tại.

- Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để giải quyết vấn đề “tam nông” (nông dân, nông thôn và nông nghiệp):

Ở nông thôn Trung Quốc, những nguồn lực tự nhiên như đất nông nghiệp là tương đối khan hiếm. Các vùng nông thôn có số dân đông nhưng chất lượng thấp, có nguồn nhân lực tiềm năng thực sự dồi dào, chứa đựng sức sản xuất tiềm năng rất lớn.

Phát triển nguồn nhân lực nông thôn có thể giải quyết hiệu quả vấn đề “tam nông” tại Trung Quốc. Nông dân là vấn đề cốt lõi của “tam nông” và giải pháp là việc làm của họ. Theo thống kê, dân số nông thôn cần việc làm vào khoảng nửa tỷ. Tuy nhiên, ở nông thôn, toàn bộ gia đình sống dựa vào nông nghiệp và họ làm việc tới già, không nghĩ tới nghỉ hưu. Những người này cộng với lực lượng lao động, kể cả dưới 18 và trên 60 tuổi đều vẫn đang làm việc. Thêm một nửa lực lượng lao động này thì số người ở nông thôn có khả năng lao động đạt tới con số 600 triệu người. Với tỷ lệ tự nhiên giữa lực lượng lao động và đất nông nghiệp thì chỉ 100 triệu người là đủ cho nông nghiệp và vì thế, gần 500 triệu người trong lực lượng lao động nông thôn chuyển sang làm việc phi nông nghiệp. Những năm gần đây, gần 150 triệu người đã làm việc trong các doanh nghiệp thị trấn, làng, xã hoặc làm việc ở thành phố, nhưng vẫn còn hơn 300 triệu người (gần bằng dân số Mỹ) đang xếp hàng chờ việc. Vì rất nhiều lý do, chủ yếu là vì khả năng làm việc kém và ít được giáo dục. Do đó, phát triển nguồn nhân lực nông thôn là giải pháp cuối cùng, quyết định để giải quyết vấn đề “tam nông” tại Trung Quốc.

1.2.1.2. Kinh nghiệm Nhật Bản

Nhật Bản là một nước có diện tích nhỏ hẹp, điều kiện tự nhiên còn nhiều hạn chế và thường xuyên gánh chịu những hậu quả của thiên tai. Thế nhưng, Nhật Bản lại là một trong những cường quốc đứng hàng đầu thế giới.

Nhận thức được mình là một nước nghèo tài nguyên, điều kiện tự nhiên khắc nghiêt, vì vậy mục tiêu đầu tư hàng đầu của quốc gia này trong quá trình CNH là khai thác tiềm năng và phát huy năng lực con người một cách tích cực và có hiện quả, luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Kinh nghiệm này đã được nhiều quốc gia trên thế giới học hỏi. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản có những nét riêng không lẫn với bất kỳ

quốc gia nào, đông thời nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hội nhập và phát triển. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

- Chính phủ Nhật Bản luôn khuyến khích hình thành một xã hội học tập và chế độ học tập suốt đời, rèn luyện cho mỗi người lao động tinh thần học hỏi cao, linh động và thích nghi với mọi điều kiện làm việc.

Có một nét trong đường lối dạy và học của Nhật Bản mà không thể bắt gặp ở quốc gia nào khác: Dù sự thật Nhật Bản là một trong những nước phát triển nhất thế giới, nhưng trong mọi bậc học, các giáo viên vẫn luôn giảng dạy cho học sinh mình rằng: “Nước ta là một nước nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và thường xuyên gánh chịu những hậu quả khắc nghiệt của thiên tai, vì thế các em phải luôn luôn phấn đấu học tập và không ngừng cống hiến để đưa đất nước đi lên”. Điều này đã chứng minh rằng người Nhật rất khiêm tốn và không bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”.

- Điểm nổi bật trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản là hệ thống kích thích lao động có hiệu quả. Điều này làm động lực để mọi cá nhân và cộng đồng có thể cống hiến hết mình những tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp cho công việc.

- Ngoài ra các công ty, xí nghiệp ở Nhật Bản luôn tạo cho người lao động một niềm tin rằng: Họ có thể nâng cao thu nhập và giàu lên từ công việc chuyên môn của mình. Điều này đã kích thích người lao động không ngừng phấn đấu và luôn trung thành với nơi làm việc. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp Nhật đánh giá rất cao thâm niên của người lao động, do đó người lao động làm việc rất ổn định, hiếm khi đặt doanh nghiệp trong tình trạng hụt hẩng vì thiếu những lao động chủ chốt.

1.2.1.3. Kinh nghiệm Thái Lan

Hiện nay tổng dân số của Thái Lan là khoảng 67 triệu người. Tỷ lệ người trên 60 tuổi 11,5%. Tỷ lệ dân số nông thôn là 63,9%. Mật độ dân số

129 người/Km2. Tổng tỷ suất sinh của Thái Lan là 1,5 con. Tuổi thọ bình quân khoảng 73 tuổi (tương đương với Việt Nam). Tỷ lệ chết 12,5 phần nghìn. Căn cứ từ thực trạng các chỉ báo nhân khẩu học thì chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thái Lan thành công sớm hơn Việt Nam khoảng 10-15 năm. Những thành tựu về kinh tế trong những năm qua phần nào khẳng định những hiệu quả của chính sách phát triển nhân lực của Thái Lan.

- Dân số Thái Lan đang già hóa nhanh, do vậy đã xây dựng chiến lược thích ứng với già hóa dân số để đối phó với cơ cấu dân số già. Bên cạnh đó, Thái Lan đã không để xảy ra vấn đề mất cân bằng giới tính, trong thời gian qua tỷ lệ giới tính khi sinh vẫn ở mức cho phép.

- Thái Lan đã bỏ lỡ mất cơ hội cơ cấu dân số vàng do không chuẩn bị tốt chất lượng nguồn nhân lực. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy do chuẩn bị sớm được chất lượng nguồn nhân lực tốt nên đã tận dụng được hiệu quả cơ hội cơ cấu dân số vàng. Việt Nam hiện nay đã bước vào cửa sổ cơ hội dân số, cần chú trọng rút kinh nghiệm từ bài học của Thái Lan để tận dụng tốt cơ hội này.

- Việc đào tạo và phát triển công chức được Chính phủ Thái Lan ưu tiên hàng đầu trong phát triển quốc gia, đồng thời ngân sách chi cho các hoạt động đào tạo và phát triển là các khoản đầu tư của nhà nước. Năm 1980, thành lập Học viện đào tạo công vụ. Với tư cách là cơ sở đào tạo của Ban Công vụ, Học viện có nhiệm vụ nâng cao công tác xây dựng chính sách đào tạo và phát triển, nắm vai trò lãnh đạo về đào tạo và điều phối các hoạt động đào tạo của từng bộ.

- Phát triển hệ thống trường đại học chuẩn quốc tế đã nâng tầm chất lượng giáo dục lên một bước tiến mới, tạo điều kiện nâng chất lượng nguồn nhân lực lên tầm thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 35)