Trình độ văn hóa, mức độ đào tạo chuyên môn của lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 64)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

3.2.2. Trình độ văn hóa, mức độ đào tạo chuyên môn của lao động

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, Tỉnh, Huyện đã đầu tư xây dựng trường học và mua sắm cơ sở vật chất trường lớp từ Mầm non cho đến trung học phổ thông, cho nên trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trên địa bàn huyện ở mức trung bình so với mức chung của toàn Tỉnh.

3.2.2.1. Trình độ văn hóa của lao động

1.67% 5.83% 17.50% 43.33% 31.67% Không biết chữ Tiểu học THCS THPT Khác

Theo kết quả điều tra thực tế địa bàn cho thấy, Tỷ lệ Không biết chữ vẫn còn 1,67%. Tỷ lệ người lao động học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông cũng rất lớn, trung học cơ sở lên đến 17,5%, tiểu học lên đến 5,83%. Điều này cho thấy chất lượng lao động về mặt học vấn là thấp. Chủ yếu là con em của những hộ nghèo do điều kiện trước đây khó khăn trong học tập nên không đi học hoặc chỉ đi học được một thời gian ngắn. Khi độ tuổi lớn hơn thì việc học trở nên khó khăn bởi ảnh hưởng do công việc làm ăn, nuôi sống bản thân, gia đình, và công việc chủ yếu là làm nông, vì vậy họ không quan tâm đến việc đi học cho lắm. Điều này tạo ra một thách thức lớn cho huyện Quế Võ khi nền kinh tế thị trường vận hành, những lao động này khó khăn trong việc tiếp thu những điều kiện kinh tế xã hội mới, khó nắm bắt các khoa học kỹ thuật, ảnh hưởng trong giao tiếp. Huyện cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo bổ túc cho các lứa tuổi, không chỉ tập trung ở khu vực thị trấn mà còn ở các khu vực các xã xa hơn.

Lực lượng có học vấn trung học phổ thông trở lên là lượng lượng lao động có chất lượng ở mức trung gian, với tỷ lệ 43,33%, đây là lực lượng có khả năng nắm bắt những kỹ thuật, nội dung khoa học căn bản trong sản xuất và làm việc. Nếu chú trọng đào tạo bổ sung lực lượng này có thể tạo ra một đội ngũ lao động đảm trách những công việc yêu cầu có kỹ thuật sơ đến trung cấp như công nhân kỹ thuật, ít nhất cũng tăng khả năng tự động tạo ra công ăn việc làm cho bản thân. Bởi vậy, trong thời gian tới Huyện nên có sự điều tra đánh giá chính xác về lực lượng này để có chính sách hợp lý, tạo ra một lớn lao động có khả năng, có thể giúp xuất khẩu lao động sang các địa phương khác trong nước hoặc nước ngoài.

Tỷ lệ lao động có học vấn trên trung học phổ thông chiếm 31,67% là lực lượng được trãi qua các lớp học trung cấp cho đến đại học, đây chính là lực lượng nòng cốt có trình độ chuyên môn và kỹ thuật, có hiểu biết trong

nhiều lĩnh vực. Cần chú trọng điều chỉnh họ tham gia vào các hoạt động phát triển địa phương, tham gia vào các công tác quản lý hành chính nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật vốn cho họ phát triển các hoạt động kinh tế.

Trong thời gian qua, huyện Quế Võ thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp, cấp vốn, cây con, kỹ thuật, cơ sở vật chất đây chính là bước khởi đầu có tính hệ thống trong việc sử dụng hiệu quả hơn công tác sử dụng lao động, phát huy năng lực của người dân, giúp phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống kinh tế xã hội.

Muốn nâng cao mặt bằng trình độ học vấn của dân cư trong thời gian tới, Huyện cần tăng cường đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị trường học, đi liền với việc kêu gọi, khuyến khích các giáo viên vào các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa để tăng cường việc phổ cập văn hóa cho người dân.

3.2.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động

Trình độ chuyên môn kỹ thuật phản ánh khả năng nắm bắt các kỹ thuật, các phương pháp làm việc của người lao động. Hiện nay huyện Quế Võ có 3 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp nên trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng ngày càng cao.

Kinh tế của huyện Quế Võ đi lên từ sản xuất nông nghiệp chính vì thế, thực trạng chuyên môn kỹ thuật thể hiện theo điều tra thực tế không mấy khả quan.

Bảng 3.5: Cơ cấu chuyên môn - kỹ thuật lao động huyện Quế Võ năm 2014

TT Chỉ tiêu Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

1 Không có chuyên môn kỹ thuật 65 54,17

2 Sơ cấp có chứng chỉ hành nghề 11 9,17

3 Công nhân kỹ thuật 6 5,00

5 Cao đẳng 7 5,83

6 Đại học, trên đại học 12 10,00

Tổng số 120 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Theo bảng trên cho thấy, tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm thới 54,17%. Một tỷ lệ khá cao, điều này là sự phản ánh của nền kinh tế chưa có sự phát triển mạnh mẽ. Số cơ sở tạo ra lượng việc làm thực sự chưa nhiều, phần nhiều lại chỉ cần lao động phổ thông như hoạt động làm nghề, làm ruộng, công nhân các nhà máy, lao động bốc vác, xây dựng cơ bản. Chính nhu cầu lao động của nền kinh tế huyện nhà chưa có những ngành kinh tế thực sự yêu cầu lao động có trình độ cao hơn nên việc lao động cố gắng tìm cách học tập để tiến bộ cũng hạn chế.

Giữa trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ học vấn có mối quan hệ nhất định. Theo kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các lao động có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống đều không có trình độ chuyên môn tối thiểu là sơ cấp. Như vậy, việc trình độ văn hóa chưa cao cũng quyết định việc lao động theo đuổi học tập thêm một ngành nghề. Điều này đòi hỏi huyện Quế Võ cần có chính sách đào tạo nghề đối với những lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật để tránh lãng phí nguồn lao động. Nhưng điều này cũng xuất phát từ việc phát triển các ngành nghề kinh tế trên địa bàn. Chính vì thế, cần tăng cường việc phát triển kinh tế, khuyến khích và hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

3.2.2.3. Phẩm chất đạo đức, thái độ tự giác trong lao động

Phẩm chất đạo đức, thái độ tự giác thể hiện mặt ý thức, lối sống, được thể hiện qua thái độ của họ đối với công việc, đối với những mối quan hệ bên

ngoài. Đây là những nội dung mang tính ước lượng, cảm tính, khó nắm bắt chính xác, chính vì thế tôi sử dụng bảng điều tra với nội dung xác định thái độ của cá nhân khi tham gia vào hoạt động lao động trên địa bàn huyện Quế Võ để đánh giá lao động.

Bảng 3.6: Nguyện vọng về công việc của lao động huyện Quế Võ Số TT Nguyện vọng Tổng cộng (người) (Người) Tỷ lệ (%) Không (người) Tỷ lệ (%) 1

Được làm việc tại địa

bàn huyện Quế Võ 116 96,67 4 3,33 120

2

Sự hài lòng với công

việc hiện tại 95 79,17 25 20,83 120

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong đời sống tuy nhiên hầu hết mọi lao động đều muốn gắn bó với huyện nhà để làm việc. Nhu cầu chính đáng này của người lao động cho thấy họ rất thiết tha với huyện Quế Võ, muốn làm ăn sinh sống lâu dài. Điều này càng cho thấy, chính sách huyện càng giúp đỡ họ nhiều thì với tinh thần như vậy họ sẽ có những đóng góp nhiều hơn cho huyện nhà.

Tuy mong muốn ở lại địa bàn huyện để tiếp tục làm việc, nhưng khi được hỏi “Bạn có hài lòng với công việc hiện tại không ?” thì có đến 20,83% số người được hỏi cho rằng không hài lòng (bảng: 3.6). Điều này phản ánh hai xu hướng suy nghĩ của lao động:

Một mặt, họ không hài lòng với công việc hiện tại, và có khả năng chỉ làm công việc cầm chừng để mong muốn tìm một công việc khác tốt hơn. Nếu

vậy, thì có khả năng hiệu quả mang lại do công việc hiện tại mang lại không cao do sự toàn tâm toàn ý không có. Mặt khác, họ không hài lòng công việc bởi họ có năng lực tốt hơn và họ muốn tìm công việc phù hợp với năng lực của họ, điều này thường gặp ở những lao động có tay nghề và có bằng cấp.

Với lực lượng có trình độ, bằng cấp nhưng chưa được sử dụng phù hợp với năng lực của mình thì huyện Quế Võ cần có chính sách nắm bắt lại để quy hoạch sử dụng tránh lãng phí trong điều kiện mặt bằng chất lượng lao động trên địa bàn chưa được cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)