Số lượng và cơ cấu lao động huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 59)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Số lượng và cơ cấu lao động huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

Huyện Quế Võ là một huyện có diện tích lớn nhất so với các huyện trong tỉnh Bắc Ninh (chiếm 18,82%). Năm 2014 dân số huyên dân số là 142.517 người so với toàn tỉnh (1.114.001 người) chiếm tỷ lệ 12,79%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 66,26% dân số. Lao động nông nghiệp chiếm 31,3%, lao động phi nông nghiệp chiếm 68,7%.

Bảng 3.3: Dân số và lao động huyện Quế Võ năm 2011-2014 Số TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 2011 2012 2013 2014 1 Dân số Người 136.631 138.246 139.914 142.517 1,42 2

Số người trong độ tuổi lao động Người 88.041 89.965 92.100 94.435 2,36 3 Cơ cấu + Nam % 49,06 49,07 49,95 48,10 (0,63) + Nữ % 50,94 50,93 50,05 51,90 0,65 4 Cơ cấu ngành nghề + Lao động nông nghiệp % 47,50 43,70 35,50 31,30 (12,87) + Lao động phi nông nghiệp % 52,50 56,30 64,50 68,70 9,44

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quế Võ)

Qua bảng 3.3 cho ta thấy, dân số của huyện Quế Võ năm 2014 là 142.517 người, từ năm 2011 đến năm 2014 dân số toàn Huyện tăng bình quân là 1,42%, năm sau tăng cao hơn năm trước. Số người trong độ tuổi lao động tăng bình quân 2,36%/năm gần gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng dân số bình quân.

Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần từ 47,5% năm 2011 xuống 31,3% năm 2014. Trong khi đó cơ cấu lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng nhanh từ 52,5% năm 2011 lên 68,7% năm 2014.

3.2.1.1. Cơ cấu độ tuổi lao động

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động trong độ tuổi trong thời gian đầu từ năm 2011 đến 2014 không tăng thay đổi nhiều. Điều này cho thấy, tỷ lệ lao động bổ sung vào lực lượng lao động tăng tương tương đối bằng tỷ lệ người ra khỏi độ tuổi lao động. Sự ổn định này cho thấy sức ép tạo việc làm cho lao

động đối với địa phương chưa lớn lắm. Trong thời gian này, phong trào thanh niên đi tìm việc làm nơi khác cũng có bắt đầu, tuy vậy số lượng đi thực tế chưa nhiều. Đồng thời là lực lượng lao động đi theo các dự án xây dựng như khu công nghiệp Quế Võ 2, khu công nghiệp Quế Võ 3, các công trình xây dựng góp phần cân bằng cơ cấu độ tuổi trong lao động.

64.44% 65.08 65.83 66.26 35.56% 34.92 34.17 33.74 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 2014

Ngoài độ tuổi lao động Trong độ tuổi lao động

Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu độ tuổi lao động huyện Quế Võ giai đoạn 2011 - 2014

Tuy nhiên, sang năm 2014, cơ cấu này có tăng hơn các năm trước, khi tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm tới 66,26 % dân số. Tương ứng lượng tuyệt đối là 94.435 người. Nguyên nhân của sự đột biến này là lượng lao động bổ sung tự nhiên do đến độ tuổi tăng nhanh kèm theo hoạt động di dân đến lao động. Lực lượng lao động “sung sức” nhất đang chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế, điều này tạo ra một nguồn lao động dự trữ to lớn nhưng cũng mang lại một loạt thách thức. Vấn đề nghiêm trọng nhất đó là tạo công ăn việc làm và trước hết là vấn đề về đào tạo và quản lý lực lượng lao động to lớn này. Không tận dụng tốt lực lượng này có thể kìm hãm quá trình CNH, HĐH.

Trong thời gian tới, lượng lao động đến độ tuổi ngày càng tăng nhanh do quá trình di dân lao động và kết quả của mức gia tăng dân số cao trong thời gian trước đó. Với lượng dân số trẻ dồi dào, đang ở thời kỳ sung sức nhất của lực lượng lao động, chính là tiềm năng to lớn của huyện nhà, nhưng cần chính sách đào tạo và việc làm để tránh hệ lụy của tình trạng thất nghiệp.

3.2.1.2. Cơ cấu giới tính

Qua bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ lao động nam và nữ của huyện khá cân bằng, có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Lực lượng lao động nữ chiếm 51,9% lực lượng lao động trong độ tuổi (năm 2014).

48,10% 51,90%

Nam Nữ

Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu giới tính lao động huyện Quế Võ năm 2014

Lực lượng lao động nữ chủ yếu tham gia vào các công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Chính vì vậy, việc tham gia vào lao động xã hội của họ khá hạn chế. Chính vì thế, chính quyền cần có những chương trình, biện pháp nhằm khôi phục những ngành nghề truyền thống như dệt chiếu, đan chổi,… để huy động nguồn lực lao động nữ, giúp gia tăng thu nhập cho gia đình đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế.

3.2.1.3. Thực trạng sức khỏe của lao động

Nhìn chung, sức khỏe và thể lực của người lao động ở huyện Quế Võ ở mức trung bình so với toàn tỉnh. Theo thống kê của trung tâm y tế huyện năm 2014, chiều cao, cân nặng trung bình của người lao động nam là 164,4 cm và

51kg; lao động nữ là 154,8 cm và 42kg. Chính quyền địa phương cũng đã có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề khám chữa bệnh, các chương trình y tế quốc gia đươc triển khai đồng bộ nên sức khỏe được cải thiện tốt hơn.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tác động rất lớn đến nguồn lao động trong tương lai của huyện Quế Võ, chính vì thế phòng y tế huyện rất quan tâm. Thể hiện qua việc thực hiện đề án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con dưới 05 tuổi. Qua 04 năm thực hiện, đã đạt được những kết quả sơ bộ.

Bảng 3.4: Kết quả dự án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em huyện Quế Võ từ năm 2011 - 2014

Số

TT Chỉ tiêu

Năm

2011 2012 2013 2014

1 Số Bà mẹ tham gia (người) 6.720 8.190 8.610 9.450 2 Tỷ lệ bà mẹ tham gia (%) 77,87 83,00 86,79 93,08

3 Số xã thực hiện (xã) 21 21 21 21

4 Tỷ lệ TE SDD (%) 14,2 13,5 12,2 9,80

(Nguồn: Phòng y tế huyện Quế Võ)

Qua bảng 3.4 ta thấy hiệu quả của chương trình khá tốt, sau 4 năm thực hiện đã giảm được 4,4% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, từ 14,2% năm 2011 còn 9,8% năm 2014. Trong giai đoạn 2011-2012, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần, từ 14,2% còn 13,5% (giảm 0,7%). Tuy vậy các năm sau, tỷ lệ này chỉ tăng ở mức cao hơn 1,3% (giai đoạn 2012-2013), 2,4% (giai đoạn 2013- 2014). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2014 giảm mạnh 2,4% so với năm 2013 cho thấy hiệu quả của chương trình y tế của huyện Quế Võ cần được phát huy tốt hơn trong những năm tiếp theo.

Qua bảng 3.4 cho thấy, số lượng bà mẹ mang thai tham gia đi khám thường xuyên trong những năm vừa qua năm sau cao hơn năm trước. Năm

2011 số bà mẹ đi khám là 6.720 người chiếm 77,87%, thì đến năm 2012 số bà mẹ đi khám là 8.190 người tăng 5,14% so với năm 2011, năm 2013 tỷ lệ bà mẹ đi khám là 86,79% tăng so với năm 2012 là 3,79%; năm 2014 số bà mà đi khám là 9.450 người, chiếm 93,08% so với năm 2013 tăng 6,28%.

Có được kết quả trên, là do Huyện đã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở, trang thiết bị của trung tâm y tế huyện và trạm y tế các xã, quá trình khám chữa bệnh thuận tiện, công tác tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ, trẻ em có hiệu quả; bên cạnh đó trình độ của người dân ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 59)