Kinh nghiệm của một số địa phương của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương của Việt Nam

Ở Việt Nam, trong các kỳ đại hội, từ kỳ đại hội I đến đại hội V, Bắt đầu từ kỳ đại hội VI khi thực hiện đường lối đổi mới thì những hệ thống quan điểm về nguồn nhân lực được hình thành và được đặt trong mối quan hệ với quá trình CNH của đất nước. Đại hội VI, xác định nhiệm vụ bao trùm tổng quát ổn định tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH trong những chặng đường tiếp theo. Khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là về phát triển nguồn lực, phát huy nhân tố con người. Đại hội VII, khẳng định tiếp tục hoàn thiện và phát triển đường lối đổi mới do đại hội VI khởi xướng. Đại hội VIII, chủ trương xây dựng nền kinh tế mở; lấy việc phát huy con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. “Phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội cũng khẳng định rằng: “ Phải đào tạo những người công dân dưới chế độ Chủ nghĩa xã hội phải vừa “hồng” vừa “chuyên”. “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc HĐH”. Đại hội IX, phát huy những lợi thế của đất nước, gắn CNH với HĐH, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH. “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục đào tạo….Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản làm chủ kỹ năng, nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực phát huy, mọi tiềm năng của các

tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. ” Đại hội X, “Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh ; do nhân dân lao động làm chủ ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...”. Đại hội X còn chỉ rõ phải phát huy kinh tế tri thức, nghĩa là phải phát huy yếu tố con người đây là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH. Đại hội xác định rõ mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010 ) là : “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. Đại hội 11 xác định, Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Kinh nghiệm thành phố Đà Nẵng:

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương có nền kinh tế phát triển trong khu vực miền trung Tây Nguyên. Trong thời gian vừa qua, Đà Nẵng đã được cả nước chú ý bởi những chính sách về nhân lực khá đặc biệt so với nhiều tỉnh khác. Qua nhiều năm áp dụng những biện pháp mới, Đà

Nẵng đã đạt được những kết quả khả quan. Chính vì thế, những kinh nghiệm quý giá này cần được nghiên cứu để ứng dụng những nội dung phù hợp vào tình hình huyện Quế Võ hoặc tham khảo để áp dụng sau này.

Chính sách nhân lực của thành phố Đà Nẵng tập trung trước hết đó là vào khu vực công. Thể hiện hàng loạt chính sách quan trọng đều nhắm vào điều chỉnh và phát triển hệ thống nhân lực trong cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan.

Các chính sách đào ta ̣o và phát triển nhân lực khu vực công quan tro ̣ng củ a thành phố gồm:

* Chính sách đào tạo, bồ i dưỡng công vu ̣ hàng năm cho cán bô ̣, công chứ c khu vực công

Hàng năm thành phố đào tạo công vu ̣ cho khoảng 30% cán bô ̣, công chứ c, viên chức thành phố. Đối với các ngành di ̣ch vu ̣ công, tỷ lê ̣ bồi dưỡng công vụ hàng năm của mô ̣t số ngành:

- Dịch vu ̣ công về y tế: 37%.

- Dịch vụ công về giáo du ̣c: 81% (nếu như tính các khóa tâ ̣p huấn nghiệp vu ̣ giảng da ̣y, bồi dưỡng về giáo trình, chương trình thay sách mới được tổ chức vào trước năm ho ̣c hàng năm thì tỷ lệ lượt bồi dưỡng viên chức ngành giáo du ̣c là 100%).

- Dịch vụ công về môi trường: 70%

- Dịch vụ công về giao thông vận tải: 35%

- Dịch vu ̣ công về văn hóa, thể thao, du li ̣ch: 70%. - Dịch vụ công về khoa học và công nghê ̣: 22%.

* Chính sách đào ta ̣o chuyên gia quản lý khu vực công

Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều chương trình đào tạo năng lực cho đô ̣i ngũ cán bô ̣, công chức:

- Chương trình đào tạo chuyên gia sau đại học ta ̣i nước ngoài: từ 2006- 2010: thành phố đã cử đào ta ̣o 78 thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài. Trong đó, có 09 người đang ho ̣c cao ho ̣c ta ̣i các trường đại học ở Pháp.

- Chương trình đào ta ̣o tiền công vụ: Thành phố đã chọn 259 công chức dự nguồn (những học sinh giỏi tốt nghiệp trung học phổ thông) và cử đi học đại học trong và ngoài nước. Trong đó, có 35 sinh viên đang học tâ ̣p ta ̣i các trường đại học ở Pháp.

- Lĩnh vực đào tạo: Y tế; giáo dục; kiến trúc; quản lý đô thị; quản lý giao thông đô thị; quản lý môi trường; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; quản lý dự án; quản lý kinh tế, tài chính, tiền tê ̣; quản lý hành chính, luâ ̣t.

* Tuyển dụng cán bô ̣ khu vực di ̣ch vu ̣ công theo năng lực và ca ̣nh tranh - Bên cạnh phát huy nội lực, thành phố đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lươ ̣ng từ bên ngoài dựa trên quy trình tuyển cho ̣n ca ̣nh tranh theo thực tài với nhiều cơ chế ưu đãi để tuyển dụng người có chất lượng, bố trí làm việc ta ̣i các cơ quan hành chính (34%) và đơn vi ̣ di ̣ch vụ công của thành phố (66%), đặc biê ̣t là trong các ngành di ̣ch vu ̣ về giáo du ̣c (21,7%) và y tế (27,6%). Đây là chính sách mang tính đặc thù trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của thành phố.

- Thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đa ̣o các đơn vi ̣ di ̣ch vụ công: Đây là cách làm mới, đặc thù của thành phố so với các chính sách, cơ chế tuyển dụng cán bô ̣ các vi ̣ trí lãnh đa ̣o hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam. Các ngành dịch vụ công có nhiều ngườ i tham gia thi tuyển ca ̣nh tranh các vi ̣ trí chức danh lãnh đạo: dịch vụ giáo du ̣c; di ̣ch vu ̣ đô thi ̣; giao thông vâ ̣n tải…

* Bài học kinh nghiệm

Từ cơ sở lý luận và thực tiển trên đây cho thấy việc nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn huyện Quế Võ là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Điều này thể hiện trong những nội dung sau:

- Nêu và làm rõ khái niệm liên quan đến nâng cao chất lượng lao động và khái quát những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nâng cao chất lượng lao động.

- Khái quát vai trò quan trọng và làm rõ tính tất yếu khách quan của nâng cao chất lượng lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình CNH, HĐH và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

- Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia, một số địa phương có sự tương đồng để có được những bài học cần thiết cho việc áp dụng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Chất lượng lao động nông thôn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh hiện nay ra sao?

Câu hỏi 2: Yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng lao động nông thôn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh ?

Câu hỏi 3: Để nâng cao chất lượng lao động nông thôn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, cần có những giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để đánh giá chất lượng lao động nông thôn tại huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh, tôi dự kiến chọn 120 lao động nông thôn làm đối tượng nghiên cứu. Trong đó, có 40 lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; 40 lao động làm việc trong khu vực TTCN & chế biến; và 40 lao động làm việc trong khu vực dịch vụ.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và kỷ yếu hội thảo của các ban ngành, các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình khoa học có liên quan. Qua đó, phân tích, đánh giá chất lượng lao động nông thôn tại huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu là hình thức xử lý đơn giản các số liệu ban đầu thu thập được sau điều tra, phỏng vấn người lao động. Tiến

hành phân loại và tổng hợp các số liệu đó theo các chỉ tiêu đã đề ra, giúp cho ta có được những nhận xét, đánh giá cơ bản về về tình hình chất lượng lao động. Kết quả của việc xử lý và tổng hợp số liệu ta thu được các bảng thống kê và đồ thị thống kê.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp logic lịch sử nhằm hệ thống hóa các quan điểm, lý luận chất lượng lao động nông thôn tại huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động nông thôn; Cách thức sử dụng lao động; Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong định hướng phát triển chất lượng lao động nông thôn.

Để nghiên cứu chất lượng lao động, đề tài sẽ sử dụng cách tiếp cận vùng miền. Tiếp cận vùng miền là khái niệm chỉ cách thức tiến hành nghiên cứu mà trong đó chọn ra những cộng đồng xã hội có những nét tương đồng hay khác biệt để làm đối tượng khảo cứu theo mục đích đã định. Trong vùng miền đó có một số cộng đồng được chia ra nghiên cứu nhằm phát hiện về các quy luật và tính quy luật về sự vận động và phát triển của vùng miền đó. Kết quả nghiên cứu của cách tiếp cận này là những vấn đề có tính khái quát, đảm bảo độ tin cậy và mang tính đại diện cho vùng/lĩnh vực.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá số lượng lao động

* Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 4 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của giá trị của các chỉ tiêu như dân số và lao động bình quân qua các năm...theo thời gian bao gồm:

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:   i yi y1 ; i 2,3,... Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu *) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)

hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: at1 (nếu t tính bằng lần) Hoặc: at % 100(nếu t tính bằng %) * Phương pháp so sánh

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến - Thời gian sử dụng lao động nông thôn

- Cơ cấu theo lứa tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ và cơ cấu lao động theo giới tính.

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động

- Chiều cao, cân nặng BQ của lao động - Tỷ lệ lao động tốt nghiệp PTTH.

- Tỷ lệ lao động tham gia các lớp tập huấn

- Cơ cấu chất lượng lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 35)