Năng suất và thu nhập của lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 70)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

3.2.3. Năng suất và thu nhập của lao động

Năng suất lao động phản ánh trình độ sử dụng lao động của nền kinh tế. Năng suất hàng năm của các loại cây trồng chủ yếu phản ánh năng suất lao động chủ yếu của ngành nông nghiệp trên địa bàn, chiếm xấp xỉ 50% giá trị tạo ra của ngành nông nghiệp.

Bảng 3.7: Năng suất một số giống cây trồng nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày cơ bản năm 2011 - 2014

Loại cây trồng ĐVT Năm

2011 2012 2013 2014

Lúa nước tạ/ha 60,9 65,6 63,7 59,1

Ngô tạ/ha 33,8 34,1 36,0 38,1

Khoai lang tạ/ha 123,5 128,6 130,3 135,0

Rau tạ/ha 208,4 207,8 211,3 213,5

Đậu tạ/ha 17,5 14,7 14,0 19,0

Khoai tây tạ/ha 140,3 132,3 129,9 129,1

Năng suất cây nông nghiệp ngắn ngày có sự tiến triển rõ rệt qua các năm, điều này thể hiện, có sự đầu tư chuyên sâu vào việc tăng năng năng suất cho một số cây trồng chủ lực mà địa bàn có thế mạnh như cây lúa nước, khoai lang và rau. Một phần do điều kiện khí hậu thuận lợi, mặt khác do huyện đã đầu tư vùng chuyên canh các loại cây này. Bên cạnh đó, những lao động trong ngành nông nghiệp trên địa bàn chỉ quen sử dụng phương pháp canh tác sản xuất truyền thống đã có điều kiện áp dụng các kiến thức mới vào sản xuất.

1 10 100 1000 2011 2012 2013 2014 Lúa nước Ngô Khoai lang Rau Đậu Khoai tây

Hình 3.5: Biểu đồ mức độ tăng trưởng năng suất một số giống cây trồng chủ yếu giai đoạn 2011 - 2014

(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Quế Võ)

So sánh với năng suất các cây trồng trên địa bàn tỉnh thì đa số các loại cây này đều có năng cao hơn hơn. Vì Quế Võ là nơi cung cấp một lượng khá lớn thóc, khoai lang, rau các loại cho tỉnh. Bên cạnh đó cũng có một số loại cây trồng có năng suất thấp hơn so với toàn tỉnh như: khoai tây, ngô.

0 50 100 150 200 250 Lúa nước Ngô Khoai lang

Rau Đậu Khoai

tây

Quế võ Toàn tỉnh

Hình 3.6: Biểu đồ so sánh năng suất các cây trồng chủ yếu giữa huyện Quế Võ với năng suất trung bình của tỉnh Bắc Ninh năm 2014

Cây khoai lang và rau là cây trông chủ lực, nhiều hộ nông dân trở thành hộ khá, giàu từ thu nhập của cây khoai lang và rau.

Thu nhập của lao động phản ánh hiệu quả của quá trình lao động. Điều này thể hiện khái quát trong mức sống chung của dân cư. Năm 2014, thu nhập bình quân của người dân huyện Quế Võ là 27,57 triệu/người/năm, chỉ bằng 40,43% mức trung bình của toàn tỉnh. Ở mức như vậy, chứng tỏ giá trị lao động do người lao động tạo ra trên địa bàn chưa cao.

Bảng 3.8: Mức thu nhập bình quân của lao động trên địa bàn huyện Quế Võ năm 2014

TT Thu nhập Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 < 500.000 đ 6 5,00 2 500.000 đ - 1.000.000 đ 11 9,17 3 1.000.000 đ - 2.000.000 đ 32 26,67 4 2.000.000 đ- 5.000.000 đ 59 49,17 5 > 5.000.000 đ 12 10,00

Tổng 120 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra

Tỷ lệ hộ có thu nhập hàng tháng dưới 500.000 đồng chiếm 5%, đây là một con số cao so với các khu vực trong tỉnh. Với mức thu nhập này họ chưa chắc đã có thể nuôi sống bản thân trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng giá. Mức thu nhập từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng chiếm 9,17% đây cũng là tỷ lệ cao. Lượng lao động này đang ở mức lưng chừng giữa nghèo và mức thu nhập trung bình, cuộc sống vẫn chưa ổn định, chỉ lo được cuộc sống hàng ngày, khó có thể tích lũy để đảm bảo cuộc sống sung túc hơn. Số lao động có mức thu nhập từ 1 triệu đến 2 triệu đồng chiếm 26,67%, đây là lực lượng có thu nhập khá, có điều kiện để nuôi sống gia đình, tuy nhiên vẫn thấp vì thông thường, gia đình ở địa bàn huyện Quế Võ có đông người và hầu hết trông chờ vào khả năng làm việc của một vài người chủ yếu. Lượng lao động có thu nhập từ 2 triệu đến 5 triệu đồng chiếm 49,17%. Số lao động có thu nhập trên 5 triệu đồng chiếm 10%. Đây là mức thu nhập cao của một người lao động tại huyện.

Nhiều năm qua, huyện đã có những chính sách khả thi để nâng cao thu nhập của người dân. Đặc biệt là sự kết hợp giữa chính sách tăng thu nhập và chương trình xóa đói giảm nghèo.

2011 2012 2013 2014 9,83% 90,17% 4,45% 95,55% 5,10% 94,90% 7,50% 92,50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tỷ lệ hộ khác Tỷ lệ hộ nghèo

Hình 3.7: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Quế Võ giai đoạn 2011-2014 giai đoạn 2011-2014

Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện đã giảm mạnh trong giai đoạn 2011- 2014 (giảm 5,38%). Phản ánh nỗ lực rất lớn của huyện nhà trong công tác xóa đói giảm nghèo, điều này cũng đồng thời chứng tỏ, lực lượng lao động đã có hiệu quả mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo trong năm sau giảm hơn năm trước, năm 2011 - 2012 giảm 2,33%, đến năm 2012 - 2013 giảm mạnh hơn năm trước là 2,4%, năm 2013 - 2014 tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm chỉ có 0,65%.

Nền kinh tế huyện càng tăng trưởng thì tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm xuống nhờ vào lượng việc làm tạo ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo vẫn còn cao, huyện Quế Võ cần có nhiều biện pháp nỗ lực hơn nữa trong việc tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn hình thành thu nhập của lao động huyện Quế Võ năm 2014

(Người) (%)

1 Nông nghiệp 65 54,17

2 Lâm nghiệp 0 -

3 Ngư nghiệp 2 1,67

4 Lương công nhật 29 24,17

5 Làm thêm (ngoài nông, lâm, ngư nghiệp) 20 16,67

6 Trợ cấp 4 3,33

Cộng 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra

Lực lượng lao động của huyện Quế Võ có nhiều lứa tuổi khác nhau và lao động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Theo bảng điều tra các nguồn thu nhập trong của lao động trên địa bàn huyện Quế Võ thì có tới 54,17% lao động có nguồn thu nhập từ nông nghiệp, phần lớn họ tham gia vào việc trồng lúa, ngô và một số nông sản khác như đậu, lạc. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên họ trồng những giống cây trồng đặc trưng nhu lúa, ngô, khoai lang, đậu, lạc…., những cây trồng này có chu kỳ sinh trưởng ngắn, năng suất lại khá nên giá trị kinh tế mang lại cho người lao động cao. Chỉ có 1,67% lao động có thu nhập từ nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra 24,17% lao động có việc làm chính thức, thông thường là việc của nhà nước như chức vị trong thôn, xã, một số lao động đi làm công nhân cho các nhà máy trong khu công nghiệp Quế Võ, tiểu thủ công nghiệp. Số lao động làm thêm theo mùa vụ hoặc buôn bán vặt chiếm 16,67%, đây cũng là một khoản thu nhập không nhỏ cho lao động thời kỳ nông nhàn. Đặc biệt, trợ cấp là nguồn thu của 3,33% số lao động được hỏi.

Như vậy, nguồn gốc thu nhập của các lao động trên địa bàn xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng đặc trưng là do lao động trong nông nghiệp là chủ yếu. Đây là một điểm đáng lưu ý trong việc điều chỉnh cơ cấu việc làm

giữa các ngành trong quy hoạch kinh tế - xã hội của huyện. Cân đối lao động giữa các ngành nghề tương ứng với cơ cấu kinh tế chung của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 70)