Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá số lượng lao động

* Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 4 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của giá trị của các chỉ tiêu như dân số và lao động bình quân qua các năm...theo thời gian bao gồm:

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:   i yi y1 ; i 2,3,... Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu *) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)

hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: at1 (nếu t tính bằng lần) Hoặc: at % 100(nếu t tính bằng %) * Phương pháp so sánh

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến - Thời gian sử dụng lao động nông thôn

- Cơ cấu theo lứa tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ và cơ cấu lao động theo giới tính.

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động

- Chiều cao, cân nặng BQ của lao động - Tỷ lệ lao động tốt nghiệp PTTH.

- Tỷ lệ lao động tham gia các lớp tập huấn

- Cơ cấu chất lượng lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. - Cơ cấu trình độ lao động phân theo ngành nghề.

- Tỷ suất sử dụng thời gian lao động.

- Thu nhập bình quân/1 lao động (Thu nhập bình quân/1 ngày lao động phân theo ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi và phi nông nghiệp)

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUẾ VÕ - TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)