Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động nông thôn huyện
Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
- Phát triển dân số và lao động
Với dân số của huyện Quế Võ năm 2014 là 142.517 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,47%, số người trong độ tuổi lao động 94.435 người, tốc độ tăng bình quân 4 năm là 2,36% (bảng 3.3). Một mặt, tạo ra lực lượng lao động của huyện ngày càng có chất lượng tiến bộ hơn nhờ sự hiệu quả trong các biện pháp nâng cao chất lượng lao động của huyện. Mặt khác, nó tạo ra những thách thức và áp lực lên nền kinh tế của huyện nói chung và của các xã, thị trấn nói riêng trong việc đảm bảo giữ ổn định cơ sở hạ tầng về trường học, y tế,… nếu không đáp ứng kịp thời sự gia tăng này thì dẫn đến sự quá mức thì điều chắc chắn là sẽ giảm chất lượng sống của dân cư và làm giảm chất lượng của lực lượng lao động sau này.
- Giáo dục và đào tạo
Qua bảng 3.5. với số lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 54,17% số lượng người được điều tra cho thấy huyện Quế Võ cần phải tập trung cho công tác giáo dục đào tạo. Vì giáo dục đào tạo ảnh hưởng đến chất lượng lao động thông qua việc nâng cao trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề của người lao động.
Sự ảnh hưởng của giáo dục đào tạo đến chất lượng lao động thể hiện ở hai khía cạnh: Nếu giáo dục càng hoàn chỉnh và càng tiến bộ thì khả năng đào tạo ra nguồn nhân lực cao càng tốt; Nếu sự chú trọng của huyện ít hơn và không có hệ thống thì sẽ làm cho nền đào tạo kém phát triển vì vậy lực lượng lao động trong địa bàn huyện có trình độ và tay nghề cũng sẽ giảm.
Những hoạt động này tác động đến sức khỏe về cả thể chất và tinh thần của lao động. Hệ thống bảo vệ chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng dân cư thông qua việc ảnh hưởng đến vòng đời. Ngoài yếu tố giao dục, để có được lực lượng lao động tốt sau này trước tiên chúng ta phải quan tâm đến các bà mẹ mang thai và chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, vì trẻ em là tương lai của đất nước. Huyện Quế Võ năm 2014 tỷ lệ bà mẹ tham gia khám sức khỏe mới đạt 93,08%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 9,8% (bảng 3.4). Vì vậy trong thời gian tới huyện Quế Võ cần tập trung tuyên truyền, nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, cần có áp dụng chương trình sữa học đường cho tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho việc khám, chữa bệnh.
- Mức sống dân cư
Mức sống dân cư phản ánh mức sống, mức thu nhập của của mỗi người dân. Mức sống dân cư càng cao thì có điều kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến nâng cao chất lượng sống. Năm 2014, thu nhập bình quân của người dân huyện Quế Võ là 27,57 triệu/người/năm, chỉ bằng 40,43% mức trung bình của toàn tỉnh. Do đó việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người của huyện phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng lao động, tạo công việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Khi thu nhập, mức sống của các tầng lớp dân cư càng cao thì họ có điều kiện cho con em đi học và sức khỏe của họ tốt hơn những tầng lớp dân cư có mức sống thấp.
- Tăng trưởng kinh tế
Qua biểu 3.7 ta thấy tỷ lệ hộ nghèo năm sau giảm hơn năm trước, năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 4,45% điều đó cho thấy kinh tế của huyện tăng trưởng, qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Do đó huyện có điều kiện để đầu tư vào hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân, mức sống của dân cư cũng ngày một cao hơn, tạo điều kiện cho mỗi người dân
nâng cao đời sống. Vì vậy lực lượng lao động của huyện cũng được nâng lên khi tốc độ phát triển kinh tế của huyện ngày càng tăng.