Giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 90)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp

4.2.1. Giải pháp lâu dài

4.2.1.1 Thực hiện hoàn thiện công tác giáo dục ở tất cả các bậc học và dạy nghề nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

Công tác giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn diện. Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đào tạo chính là con đường rút ngắn khoảng cách của sự nghèo nàn lạc hậu để vươn tới gặt hái những thành tựu của khoa học kỹ thuật và tiến nhanh tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Với đặc điểm khác biệt và khó khăn hơn những địa phương khác của tỉnh nhà, thì huyện Quế Võ cần chú trọng nhiều hơn nữa công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Để làm được điều này, huyện cần đẩy nhanh phổ cấp giáo dục, trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học (trung học phổ thông, trung học dạy nghề, chuyên nghiệp) và nâng số năm đi học bình quân của người trong độ tuổi lao động.

Song song với việc làm đó, cần phải giải quyết những vấn đề bức xúc trong đào tạo như sự mất cân đối giữa mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng, giữa đào tạo nghề với đào tạo đại học. Khắc phục xu hướng chạy theo

bằng cấp học vị một cách hình thức và những biểu hiện tiêu cực như mua bằng, bán điểm, dạy thêm học thêm tràn lan. Ngoài ra huyện cần phải thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động toàn diện sức mạnh của mọi tầng lớp tham gia phát triển giáo dục, hình thành một xã hội học tập, chế độ học tập suốt đời. Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chăm sóc sức khỏe cho học sinh sinh viên, đồng thời giáo dục truyền thống văn hóa, cách mạng, bản lĩnh chính trị và giáo dục một thế hệ trẻ có bản lĩnh cao tự khẳng định mình và luôn vươn tới những đỉnh cao mới.

Tăng cường vai trò trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm làm giảm tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học, nhất là cấp học trung học cơ sở, từng bước tạo được sự đồng đều về chất lượng giữa các vùng miền. Tăng số lượng học sinh khá giỏi hàng năm.

- Đổi mới phương pháp, lập và giao kế hoạch kinh phí cho giáo dục, thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị, trường học. Thực hiện chính sách ưu đãi về giáo dục, chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật, học sinh nghèo.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống trường học nhưng có trọng điểm, chú trọng xây dựng các trường điểm trên địa bàn để tạo đột phá trong chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, đảm bảo chính sách cho các trường ở các khu vực xa, điều kiện đi lại khó khăn.

Khi đất nước bước vào kỉ nguyên của “toàn cầu hóa”, nền kinh tế tri thức thì vai trò của nhân tố con người càng được đặt lên vị trí hàng đầu. Để có được một nguồn nhân lực thực sự có chất lượng, việc làm cần thiết là nâng cao trình độ dân trí, năng lực trí tuệ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là vấn đề không đơn giản, để thực hiện được cần phải kiện toàn và hoàn thiện vấn đề giáo dục từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học. Do đó cần phải đổi mới nội dung trong các cấp học, về phương pháp dạy và học, chương trình học. Đồng thời xây dựng hệ thống trường lớp, hệ thống quản lí một cách hiệu quả. Đây là một giải pháp rất hợp lí và thiết thực đối với huyện Quế Võ.

Bên cạnh những nỗ lực của người dân, huyện phải tích cực vạch ra những chương trình, chính sách để phát triển giáo dục và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động:

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong đội ngũ công nhân viên chức, chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên, tăng cường đội ngũ khuyến nông về tận các xã để công tác.

- Kích thích và thúc đẩy sự đóng góp từ nhân dân cho sự nghiệp giáo dục. - Mời giáo viên giỏi về huyện để dạy cho các học sinh ở huyện và đồng thời để giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm cho mình.

- Đưa giáo viên của huyện tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Trên cơ sở đó cần tạo một nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lí, có khả năng tiếp thu những thành tựu KHCN, những tri thức tiên tiến đáp ứng đòi hỏi cao của tiến trình CNH HĐH ở huyện.

Do cơ cấu lao động ở huyện còn chưa hợp lí, nguồn lao động qua đào tạo nghề, trình độ chuyên môn còn thấp. Vì thế để xây dựng được một đội ngũ lao động với một cơ cấu hợp lí, vấn đề đào tạo nghề cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Xây dựng hệ thống đào tạo nghề có quy mô theo những phương thức ngắn hạn, dài hạn tùy theo đặc điểm từng ngành, nghề. Khuyến khích các cá nhân, các tổ chức tham gia đào tạo nghề. Nhưng trước mắt cần xây dựng các cơ sở đào tạo nghề ngay tại các xã xa trung tâm huyện. Huy động các nguồn lực xã hội vào sự nghiệp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề đa dạng của người lao động, từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội về lao động kĩ thuật.

- Các nghề đào tạo cần phải phù hợp với nhu cầu của người lao động: kỹ thuật nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí, điện tử, may dân dụng. Thời gian đào tạo ngắn ngày để người học có thể theo học đầy đủ mà không bỏ lỡ nửa chừng. Vấn đề chủ yếu hiện nay là cần xây dựng các mô

hình tập trung để tổ chức đào tạo những nghề truyền thống như: làm gốm, đan chiếu, dệt may...

- Huy động nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề.

Đây là việc làm rất thiết thực trong điều kiện còn nhiều khó khăn của huyện hiện nay. Thực tế từ trước đến nay ngân sách nhà nước chỉ chú trọng đến công tác phổ cập văn hóa mà chưa quan tâm đến công tác đào tạo nghề. Do vậy trong thời gian tới huyện cần:

+ Huy động sự đóng góp của nhân dân cả về thể chất lẫn tinh thần để xây dựng các cơ sở đào tạo nghề với quy mô cơ sở.

+ Thực hiện các chương trình kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức từ thiện cho sự nghiệp đào tạo nghề thanh niên ở huyện nói chung và đặc biệt là những người nghèo khó và tàn tật.

+ Tăng nguồn ngân sách huyện để xây mới và hoàn thiện các cơ sở đào tạo nghề còn nhỏ lẻ và manh mún.

- Tổ chức các chương trình để đưa những thanh niên có tài năng đi học ở các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước và cả nước ngoài. Chỉ với việc làm này thì người lao động mới có điều kiện tiếp cận những KHKT hiện đại, những kiến thức và kinh nghiệm thiết thực trong thời đại mới. Như thế họ mới có thể đóng góp và cống hiến tài năng cho sự nghiệp CNH HĐH ở huyện nhà. - Tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề để làm cầu nối giới thiệu học nghề và việc làm cho thanh niên, phối hợp tổ chức hình thức, ngày hội việc làm cho thanh niên, tổ chức các hình thức cho thanh niên tham quan các cơ sở sản xuất, dạy nghề các hình thức giao lưu định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên... Tổ chức các lớp khởi sự doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thanh niên...

- Mở các lớp tập huấn chuyển giao KHCN, ngành nghề mới trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ tại cơ sở địa phương. Tiếp tục triển khai các hình thức tổ tiết kiệm vay vốn, hỗ trợ vốn học nghề, lập nghiệp, đi

lao động nước ngoài cho thanh niên. Chú ý việc xây dựng và phát triển mô hình kinh tế hiệu quả.

4.2.1.2. Hoàn thiện công tác bố trí và quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng bộ, Mặt trân tổ quốc và các đoàn thể

Công tác bố trí, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ chính là một phần trong việc sử dụng hiệu quả hơn những nguồn nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên có tư duy đổi mới, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có phong cách làm việc khóa học, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập. Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý. Củng cố, nâng cao chất lượng về mọi mặt của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Tiếp tục triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị và mỗi Đảng viên về việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình, đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên cuối năm.

Kiện toàn bộ máy tổ chức, các bộ hoạt động chuyên trách của Mặt trận và các đoàn thể theo hướng tinh gọn. Mặt trận và đoàn thể làm nòng cốt trong xây dựng Đảng. Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Mặt trân và các đoàn thể có phẩm chất, năng lực và kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động nhân dân. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh; bổ sung chế độ, chính sách đối với cán bộ Mặt trận và các đoàn thể, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới.

4.2.1.3. Chú trọng vấn đề y tế và nâng cao sức khỏe dân cư

Thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về lĩnh vực y tế. Chủ động phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm; nâng cao chất lượng khám, điều trị, thực hiện tốt chủ trương khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Xây dựng đội ngũ y, bác sĩ giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp; quan tâm đào tạo bác sĩ tuyến cơ sở là người tại chỗ. Xây dựng mới và đầu tư trang thiết bị y tế cho trạm y tế xã, thị trấn.

Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông dân số, sức khỏe cộng đồng. Phấn đấu 100% trẻ em dưới 5 tuổi tiêm đầy đủ các lại vắc xin; phấn đấu tuyên truyền, giáo dục 100% đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ được tư vấn về các biện pháp tránh thai và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. 100% phụ nữ có điều kiện sinh được khám và điều trị phụ khoa. Vận động 100% phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 1 lần và 95% khám thai 3 lần, đồng thời tuyên truyền, vận động các bà mẹ đến sinh con tại các cơ sở y tế. Giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,15%.

4.2.1.4. Đảm bảo sự phù hợp giữa phát triển nguồn nhân lực với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện

Trong báo cáo định hướng kinh tế xã hội 5 năm 2010-2015 của huyện Quế Võ, Đảng bộ của huyện đã đưa ra một số chỉ tiêu để phát triển nguồn nhân lực: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,35%, thu nhập bình quân đầu người 20- 25 triệu đồng/năm, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55%, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi: 6,8%.

Phát triển nguồn nhân lực là chiến lược chung của toàn xã hội để đưa nền kinh tế tiến nhanh tiến mạnh, hòa cùng xu thế thời đại. Tuy vậy không có

con đường chung nào cho tất cả các nền kinh tế mà phải cần đảm bảo sự phù hợp phát triển nguồn nhân lực với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi vùng miền.

Thực tế đó buộc huyện phải có con đường phát triển nguồn nhân lực phải đi lên từ từ không được nóng vội và chủ quan. Mục tiêu và phương hướng đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng ba mặt cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả. Thực hiện được mục tiêu này không chỉ tiết kiệm được kinh phí và sức lực mà còn nâng cao trình độ cho người lao động một cách hợp lí và hiệu quả. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh khó khăn như vậy nên công tác giáo dục không chỉ bằng tuyên truyền mà cần phải động viên, khuyến khích tận nhà và hỗ trợ một cách thiết thực để nâng cao thể lực và chất lượng cho người dân.

4.2.1.5. Cần chú trọng yếu tố truyền thống văn hóa trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Ngày nay, khi mà thế giới đều hòa cùng xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế hội nhập là con đường tất yếu của mọi quốc gia, mỗi vùng miền, ít nhiều vấn đề “hòa tan” là không thể tránh khỏi. Vì thế, yếu tố truyền thống văn hóa ngày càng được chú trọng và được xem như là một trong những động lực cho phát triển KTXH và là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững.

Huyện Quế Võ được xem là một mảnh đất màu mỡ cho sự sinh tồn và phát triển của các giá trị văn hóa truyền thống. Lý do để khẳng định điều này là vị trí huyện giáp ranh với nhiều vùng, miền, đa dạng các dân tộc anh em sinh sống. Nên có sự phong phú về văn hóa, đa dạng về tập quán tồn tại đan xen tạo thành một vườn hoa đầy màu sắc của các giá trị văn hóa. Hơn thế nữa, đây là nơi có đường quốc lộ 18 đi qua, vùng đất của cách mạng và với những con người có tinh thần yêu nước mãnh liệt. Đây là một trong những lợi thế để khơi gợi những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam và cũng là một trong những động lực cho sự phát triển của nguồn nhân lực.

Từ những tập quán và những giá trị văn hóa truyền thống đã sinh ra những con người với những phẩm chất cần cù, siêng năng, chịu khó và có tinh thần học hỏi cao. Vì thế cần phải phát huy những thế mạnh này động thời kết hợp những phẩm chất của con người thời đại mới là năng động, thông minh, sáng tạo để tạo lập con người phát triển toàn diện, thích nghi với xu thế chung của thế giới mà không làm mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp. Góp phần xây dựng một huyện Quế Võ hùng mạnh trong tương lai, vững bền trên con đường tiến tới thành công trong sự nghiệp CNH HĐH.

4.2.1.6. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển văn hóa thông tin, truyền thanh, truyền hình

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ở cơ sở. Tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa: sưu tầm, khôi phục các lễ hội tiêu biểu của thôn, xã.

Xây dựng và phát huy tốt các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Nâng cao tỷ lệ hộ nghe nhìn; tăng thời lượng và chất lượng thu, phát truyền thanh, truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 90)