Thực trạng xâydựng nông thôn mới theo tiêu chí hạ tầng KT-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 64)

5. Bố cục luận văn

3.2.2. Thực trạng xâydựng nông thôn mới theo tiêu chí hạ tầng KT-

Hạ tầng kinh tế - xã hội là một chỉ tiêu quan trọng, dễ nhìn thấy và dễ đánh giá nhất và xem xét sự phát triển hay không của một vùng, một địa phương. Trong bộ tiêu chuẩn nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Đối với những địa phương vùng núi nói chung và huyện Phú Bình nói riêng, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của dân cư nông vẫn đang là một bài toán cần được nghiên cứu lâu dài, nhất là so với yêu cầu phát triển của nông thôn mới hiện nay. Vậy, so với bộ tiêu chuẩn nông thôn mới, huyện Phú Bình đã đáp ứng được những nội dung gì? Nội dung gì cần tiếp tục đầu tư phát triển để có thể hoàn thành được chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đạt chuẩn?

Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình so với bộ tiêu chuẩn được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.4. Tình hình thực hiện các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình

Tiêu chí Nội dung

Tiêu chuẩn

Nông thôn mới

Xã đạt chuẩn đạt chuẩn Xã không

Số lượng xã Tỷ lệ % Số lượng xã Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Giao thông 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa (nền 09 m, mặt 07 m).

100% 7 35% 13 65%

2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, liên thôn

được cứng hóa (nền 05m, mặt 03m) 50% 7 35% 13 65% 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và

không lầy lội vào mùa mưa (nền 04m, mặt 03m) 100% (>50% cứng) 12 60% 8 40% 2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại

thuận tiện (nền 05m, mặt 3,5m). 50% 12 60% 8 40%

Thủy lợi

3.1. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.

Đạt 11 55% 9 45%

3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được đảm bảo phục vụ tưới, tiêu,

kiên cố hoá cống đập. 50% 11 55% 9 45%

Hệ thống điện

4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ

thuật của ngành điện. Đạt 20 100% 0 0%

4.2. Tỷ lệ hộ dân sử dụng

điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn 95% 19 95% 2 5% Giáo dục

5.1. Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

 70%

14 70% 6 30%

Cơ sở vật chất văn

hóa

6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Đạt 10 50% 10 50%

6.2. Tỷ lệ thôn bản có nhà văn hóa và khu thể thao thôn bản đạt quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

100% 9 45% 11 55%

Chợ nông thôn

7.1. Chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây

dựng Đạt 19 95% 1 5%

Bưu điện

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính, viễn

thông Đạt 20 100% 0 0% 8.2. Có Internet đến thôn, xóm Đạt 20 100% 0 0% Nhà ở dân cư 9.1 Nhà tạm, dột nát Không 18 90% 2 10% 9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng 75% 18 90% 2 10%

3.2.2.1. Tình hình thực hiện tiêu chí hạ tầng giao thông

Theo số liệu tổng hợp đến cuối năm 2015, toàn huyện Phú Bình có 1.229,89 km đường bộ. Trong đó có 17,3 km đường quốc lộ đi qua địa bàn huyện chiếm 1,4% tổng chiều dài đường bộ. Đường tỉnh lộ chỉ chiếm 2,36% tương đương với 29,05km. Tổng chiều dài các đường liên xã là 335,58km chiếm 27,29%. Tổng chiều dài các đường liên thôn, ngõ xóm có chiều dài 390,35km chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,74%. Tổng chiều dài các tuyến đường nội đồng là 320,5km cũng chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 26,06% trong tổng chiều dài các tuyến đường của huyện. (xem bảng 3.5):

Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với quy mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, một dự án xây dựng tuyến đường dài 10,3 km, kết hợp khu đô thị dọc hai bên có mặt cắt ngang rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Khi tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp

Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng. [1], [2]

Bảng 3.5. Thực trạng các loại đường bộ huyện Phú Bình

TT Loại đường Tổng chiều dài (km) Cơ cấu (%)

1 Quốc lộ 17,30 1,40 2 Đường tỉnh 29,05 2,36 3 Đường huyện 137,10 11,15 4 Đường xã 335,587 27,29 5 Đường thôn, ngõ xóm 390,35 31,74 6 Đường nội đồng 320,50 26,06

Tổng chiều dài đường bộ 1.229,89 100,00

(Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phú Bình năm 2015)

* Kết cấu mặt đường:

Kết cấu bề mặt của các tuyến đường bộ huyện Phú Bình gồm các loại: Bê tông nhựa (BTN), láng nhựa (LN), mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa nóng thi công (TNN), bê tông xi măng (BTXM), đường cấp phối và đường đất. Chiều dài và tỷ lệ các loại đường bộ ở Phú Bình được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.6. Tỷ lệ kết cấu mặt đường các loại ở huyện Phú Bình TT Loại mặt đường Chiều dài (km) Tỷ lệ (%)

1 BTN, LN, TNN 88,65 7,21

2 Bê tông xi măng 146,13 11,88

3 Cấp phối 21,65 1,76

4 Đường đất 973,95 79,15

Tổng chiều dài đường bộ 1229,89 100,00

Thực trạng hạ tầng giao thông của địa phương trong xây dựng Nông thôn mới được thể hiện qua 4 tiêu chí sau: tiêu chí phản ánh đường liên xã, tiêu chí phản ánh đường liên thôn, tiêu chí phản ánh đường ngõ, xóm và tiêu chí phản ánh giao thông nội đồng.

Kết quả thực tế của địa phương như sau:

Tiêu chí thứ nhất về tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa (nền 09m, mặt đường 07m), yêu cầu của nông thôn mới đối với tiêu chí này là 100% đường trục liên xã phải đạt tiêu chuẩn. Và Tiêu chí thứ hai: tỷ lệ đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa (nền 05m, mặt đường 3,5m). Để đạt được tiêu chuẩn nông thôn mới, đòi hỏi tiêu chí này của toàn huyện phải đạt từ 50% trở lên. Kết quả khảo sát tại địa phương cho thấy trên địa bàn huyện mới chỉ có 7/20 xã hoàn thành 2 tiêu chí này, chiếm tỷ lệ 35%. 7/20 xã trên chính là 7 xã đã hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Có thể nói: Tiêu chí giao thông chính là tiêu chí khó thực hiện nhất trong xây dựng Nông thôn mới tại huyện Phú Bình do đối với khu vực miền núi địa hình phức tạp, khó khăn, việc đòi hỏi phải xây dựng hệ thống đường trục đạt chuẩn nằm ngoài khả năng ngân sách của địa phương. Do đó, để đạt được tiêu chí này, rất cần sự đầu tư của Nhà nước, bằng nhiều hình thức, trong đó xã hội hóa công tác xây dựng như vận động sức đóng góp của người dân, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp bằng các loại hình hợp tác đầu tư giữa nhà nước và doanh nghiệp (đối tác công tư - PPP bằng các hình thức hợp đồng như BOT, BT,…) Tiêu chí hạ tầng giao thông của huyện nếu đạt được sớm sẽ tác động rất lớn đến kinh tế của huyện và các tiêu chí khác trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Do đó tác giả sẽ phân tích sâu hơn về các giải pháp để đạt được tiêu chí này ở phần phân tích SWOT và Chương 4 về các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2.2. Tình hình thực hiện tiêu chí Thủy lợi

Huyện Phú Bình có hơn 80% diện tích là đất nông lâm nghiệp do đó yêu cầu về hệ thống thủy nông tưới, tiêu nước phục vụ cho sản xuất và đời sống

người dân trong huyện có vai trò hết sức quan trọng. Phần lớn hệ thống thủy lợi của huyện phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết từ hệ thống thủy nông Núi Cốc do Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên quản lý. Phần diện tích còn lại do hệ thống các hồ, đập, trạm bơm tưới do UBND huyện quản lý. Các công trình phòng chống lũ, lụt trên địa bàn huyện gồm hệ thống đê Gang Thép và đê Hà Châu; các công trình kè chống xói lở bờ sông Cầu tại các xã Thượng Đình, Nga My, Hà Châu. Hiện nay, hệ thống thủy nông ở huyện Phú Bình bao gồm các công trình chính như sau:

a) Hệ thống Thuỷ nông Núi Cốc

Gồm hệ thống kênh chính và các kênh nhánh cấp 1, cấp 2 cung cấp nước tưới cho các xã Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu. Các hồ đập lớn trên địa bàn huyện gồm: Hồ Kim Đĩnh xã Tân Kim, Hồ Trại Gạo xã Tân Hoà, Hồ Hố Cóc xã Tân Khánh, Hồ Quẫn xã Tân Đức do Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên quản lý, toàn bộ hệ thống các công trình trên đều đã được đầu tư gia cố, sửa chữa và kiên cố hoá đảm bảo ổn định, an toàn.

b) Hệ thống thuỷ nông Sông Cầu

Chủ yếu hình thức tưới là trọng lực, bao gồm: Khu công trình đầu mối Thác Huống - Đá Gân, hệ thống kênh chính, các kênh cấp 2.

+ Công trình đầu mối Thác Huống - Đá Gân: Thuộc địa phận giáp ranh giữa Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên và xã Đồng Liên, huyện Phú Bình.

+ Kênh chính dài 27km, kênh Trôi, kênh N1, N2, N4, N5 đi qua xã Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Bảo Lý, Xuân Phương, Hương Sơn, Tân Hoà, Lương Phú, Tân Đức, Kha Sơn; Cống điều tiết gồm điều tiết Đá Gân, điều tiết Lũ Yên, điều tiết Lăng trình, điều tiết Lữ Vân.

+ Các công trình trên kênh gồm 33 cống ngầm đường kính từ D60 đến D250, 113 cống tưới vượt cấp và 1 tràn bên; Nhìn chung tất cả các công trình vẫn ổn định, hoạt động bình thường.

c) Hệ thống đê Gang Thép và đê Hà Châu

Tuyến đê Gang Thép trên địa bàn huyện đoạn đi qua địa phận xã Đồng Liên từ K4+480 đến K8+210 đã được đầu tư kiên cố hoá mặt đê, tại vị trí Tràn bên K6+900 đê Gang Thép mặc dù đã được sửa chữa nhưng do chênh lệch độ cao giữa thượng và hạ lưu tràn nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra sự cố. Tuyến đê Hà Châu từ K0+00 đến K5+450, mặt đê đã được kiên cố hóa, đảm bảo ổn định, an toàn và đáp ứng được yêu cầu phòng chống lũ.

d) Hệ thống các hồ, đập, trạm bơm tưới.

Theo phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi của UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho UBND huyện Phú Bình quản lý 102 công trình hồ, đập và 46 trạm bơm; quá trình sử dụng vận hành, quản lý, bảo dưỡng của các công trình này do UBND các xã, thị trấn thực hiện. Qua kiểm tra cho thấy 46 trạm bơm đều đang hoạt động bình thường, bảo đảm tưới tiêu, các công trình hồ đập vận hành an toàn, nhiều công trình mới được sửa chữa nâng cấp, một số công trình đã xuống cấp tuy nhiên đã được khắc phục tạm thời đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

e) Các công trình kè chống xạt lở hai bên bờ Sông Cầu tại xã Thượng Đình, Nga My mới hoàn thành đưa vào sử dụng, đảm bảo ổn định và an toàn, phát huy hiệu quả, bảo vệ dân cư và đất đai.

Tiêu chí hạ tầng thủy lợi trong xây dựng Nông thôn mới được đánh giá bởi hai tiêu chí là hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh và tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được đảm bảo phục vụ tưới, tiêu, kiên cố hóa cống đập.

Đối với cả 2 tiêu chí này, tính đến hết năm 2015, toàn huyện chỉ có 11 xã, chiếm 55% số xã đạt yêu cầu, còn lại 9 xã chiếm 45% chưa đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Trong thời gian tới huyện cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện việc cứng hóa kênh mương của địa phương, nhất là đối với 9 xã chưa đạt yêu cầu nhằm góp phần giúp nhân dân phát triển kinh tế và phục vụ đời sống người dân tốt hơn.

3.2.2.3. Tình hình thực hiện Tiêu chí hệ thống điện nông thôn

Tính đến cuối năm 2015, Điện lực Phú Bình đang quản lý 212,131km đường dây điện trung thế trong đó đường dây 35kV là 115,05km, đường dây 10kV là 97,081km và 538,29km đường dây hạ thế. Tổng số trạm biến áp 180TBA:183TBA có tổng công suất 45.165kVA trong đó tổng số trạm TBA 35/0,4kVA:92TBA/94MBA có tổng công suất 19.310kVA, tổng số trạm TBA 10/0,4kVA:86TBA/86MBA có tổng công suất 15.355kVA. Trạm biến áp trung gian 02TBA:3MBA với tổng công suất 10.500kVA.

Do khối lượng đường dây kéo dài qua các xã, thị trấn, vùng đồi núi với địa hình phức tạp, khó khăn trong công tác phát quang hành lang an toàn lưới điện, các đường dây hạ thế 0,4kVA tiếp nhận từ nông thôn hầu hết do nhân dân tự đầu tư xây dựng nên rất chắp vá, chất lượng kém không theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước. Thời gian sử dụng kéo dài nên các trục dây đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo an toàn trong vận hành và khả năng truyền tải điện năng, cần được thay thế kịp thời. Việc cải tạo nâng cấp hệ thống điện, các trạm biến áp trên địa bàn huyện với tổng mức đầu tư 57.412 triệu đồng do ngành điện đầu tư vốn.

Bảng 3.7. Tổng hợp các dự án chống quá tải điện năm 2015 STT Danh mục công trình TBA ĐZ trung thế ĐZ hạ thế Tổng mức đầu tư (tỷ.đ) 1

Chống quá tải TBA khu vực huyện Phú Bình và Sông Công 02x250kVA 35/0,4kV + 250kVA 10(35)/0,4kV 1,2km ĐZ 35kV 4,3km ĐZ 0,4kV 4,377 2

Chống quá tải TBA khu vực huyện Phú Bình 180kVA 35/0,4kV + 180kVA 10(35)/0,4kV 2,55km ĐZ 35kV 2,7 km ĐZ 0,4kV 3,532 3

Chống quá tải TBA khu vực xã Tân Hòa,

Tân Thành, Lương Phú huyện Phú Bình 02 x 180kVA + 02 x 160 kVA 10(35)/0,4kV 2,54km ĐZ 35kV 3,9km ĐZ 0,4kV 4,644 4

Chống quá tải TBA khu vực huyện Phú Bình và Sông Công 03 x 180kVA + 01 x 160 kVA 10(35)/0,4kV 2,92km ĐZ 35kV 3,15km ĐZ 0,4kV 4,603

Trong xây dựng Nông thôn mới, Tiêu chí hệ thống điện là một trong các tiêu chí mà huyện Phú Bình đạt tiêu chuẩn với tỷ lệ rất cao với 19/20 xã, đạt 100% số xã đã có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện. Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên. Toàn huyện có 19/20 xã đạt 95% số xã đạt tiêu chuẩn, tính chung cả huyện đã đạt tiêu này chuẩn này. Tỷ lệ hộ dân dùng điện thường xuyên của 19 xã đạt chuẩn này là 97% so với yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)