5. Bố cục luận văn
4.3.1.2. Xâydựng các cơ sở hạ tầng khác
- Điện nông thôn: Tại huyện Phú Bình 100% các thôn, xóm đã có điện. Tuy nhiên ở một số nơi hệ thống điện đã xuống cấp, tình trạng mất điện do sự cố thường xuyên xảy ra. Do vậy cần nâng cấp một số đường điện trung thế và hạ thế hiện nay đã xuống cấp, đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Công nghệ thông tin trong nông nghiệp: Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống phát thanh truyền hình, nâng cao số lượng và chất lượng, thông tin phong phú, kịp thời, chính xác. Phấn đấu đến năm 2018, 100% số xã trong huyện có trạm truyền thanh để thực hiện tốt việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tin học hoá các hoạt động thiết kế, hoạt động quản lý trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Hoàn chỉnh xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống mạng lưới thông tin
- Cơ khí hoá và tự động hoá trong nông nghiệp: Đây là biện pháp tích cực để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm góp phần phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất theo dây truyền tự động, đối với trồng trọt xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất chuyên canh tập trung như sản xuất rau an toàn, phát triển kinh tế vườn đồi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc trồng chăm sóc, chế biến, bảo quản, đối với chăn nuôi xây dựng các trang trại tập trung xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường. Phú Bình cần tập trung tận dụng cơ hội được UBND tỉnh chọn làm địa phương xây dựng điểm các “cánh đồng mẫu lớn” và “cánh
đồng ứng dụng công nghệ cao”.
Trong những năm tới cần thực hiện tự động hoá trong nông sản để duy trì chất lượng sản phẩm; tự động hóa các khâu để đảm bảo chính xác; tự động hoá trong chăn nuôi, thú y; tự động hoá trong việc tưới tiêu và các công trình thuỷ lợi;
- Trường học: Duy trì và giữ vững hệ thống mạng lưới trường, lớp; duy trì sỹ số học sinh các cấp học, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, quan tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học. Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm dạy nghề huyện. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2020, 90% trường học được kiên cố hoá, 100% số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS.
- Y tế: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới y tế trong toàn huyện, tăng cường công tác đào tạo,bồi dưỡng về chuyên môn, nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh; làm tốt công tác y tế dự phòng, hạn chế dịch bệnh lây lan và phát sinh trên địa bàn. Duy trì 100% số trạm y tế xã có bác sỹ; từng bước nâng cao chất lượng dân số và hướng tới mục tiêu đạt mức sinh thay thế.
- Chợ: Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống chợ trung tâm cụm xã, chợ nông thôn, nâng cấp chợ Thị trấn HươngSơn thành Trung tâm thương mại của huyện, xây dựng và cải tạo các chợ đầu mối của huyện như chợ Đồn, xã Kha Sơn; chợ Cầu Mây, xã Xuân Phương; chợ Cầu, xã Nhã Lộng. Kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn huyện theo hình thức PPP hợp đồng BOT, Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư được quyền vận hành, khai thác các phí, lệ phí từ dịch vụ chợ. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.
- Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Tạo điều kiện phát triển mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt tại các khu trung tâm, khu đô thị, trung tâm công nghiệp trên địa bàn huyện như: dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, chợ siêu thị, dịch vụ vận tải...
4.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ và dân trí, tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới