Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Bình về xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 33)

5. Bố cục luận văn

1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Bình về xây

xây dựng các hạ tầng thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, trường học, môi trường…, huyện chỉ đạo các xã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết; phân công các đồng chí Thường vụ Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo để hoàn thành các tiêu chí.

Với chủ trương không chỉ trông chờ hỗ trợ từ cấp trên, huyện Lâm Thao đang tích cực huy động đa dạng hoá các nguồn vốn, lồng ghép với các chương trình triển khai thực hiện trên địa bàn đồng thời vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng chung tay, góp sức xây dựng NTM, đưa Lâm Thao trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2015.

1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Bình về xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

Để có thể xây dựng nông thôn mới đạt được hiệu quả, chúng ta cần phát huy tối đa vai trò chỉ đạo của Nhà nước. Mục tiêu cuối cùng của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn hiện đại, đem lại lợi ích cho đông đảo nông dân. Chính phủ là người tổ chức và thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần chú ý phát huy vai trò chủ đạo của Chính phủ trong các phương diện hoạch định chính sách, phân bổ nguồn tài nguyên, đầu tư xây dựng, để công cuộc xây dựng nông thôn mới được tiến hành một cách thuận lợi trong môi trường chính sách phù hợp.

Muốn thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ, tăng thu nhập cho người nông dân làm cốt lõi. Hiện nay, thu nhập của nông dân Việt

Nam còn thấp, do nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp nên cần tăng cường đổi mới khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp đặc sắc, tạo nhiều cơ hội việc làm nhằm tăng nguồn thu cho nông dân; tạo dựng môi trường tiêu dùng thích hợp, nâng cao chất lượng sống và mức tiêu dùng của nông dân, cần tạo động lực kích thích nông dân tự phát triển, thoát khỏi tâm lý tự ty ỷ lại, giúp người dân ý thức được sức mạnh tiềm năng của bản thân mình để có thể phát huy tối đa nội lực bản thân. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, lòng tin và lòng quyết tâm cho người nông dân. Hiện nay, mặc dù nông dân nước ta đều rất ủng hộ công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhưng người nông dân vẫn thiếu ý thức chủ thể, tiêu cực, bị động, trông chờ, ỷ lại vào chính quyền. Một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới là phải dựa vào sức mạnh của truyền thông, cơ chế, chính sách để kêu gọi, gợi mở cho người nông dân, khích lệ người nông dân phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, hình thành nên động lực nội tại cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Từ những kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh, thành và cụ thể hơn là với các huyện có điều kiện tương tự như Phú Bình thì bài học được rút ra từ thực tiễn đó là:

-Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng của quá trình xây dựng nông thôn mới, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về tinh kế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng NTM. Để xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng ngành, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đánh giá phân loại vào thi đua khen thưởng.

-Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Ban quản

lý từ xã đến thôn. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, phân cấp, quản lý, cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo với phương châm "dễ làm trước khó làm sau" không nóng vội, càng không để mất cơ hội.

-Thực hiện xã hội hóa công trình hạ tầng, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệm có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phương "Lấy sức dân để lo cho dân" tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nước. Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở huyện Phú Bình:

1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình như thế nào? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Bình?

3. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Phú Bình gặp phải khó khăn gì cần tháo gỡ? Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng và hoàn thiện nông thôn mới ở huyện Phú Bình thời gian tới?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp:

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố chính thức trên các tài liệu, sách báo, các ấn phẩm, các báo cáo của các cơ quan quản lý các cấp. Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến những vấn đề về phất triển nông nghiệp, nông thôn được thu thập từ các tỉnh, huyện, các trường đại học, trên mạng internet. Trong đó chủ yếu từ Chi cục thống kê huyện Phú Bình, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình, phòng Kinh tế - hạ tầng, Văn phòng UBND huyện, Chi cục thống kê huyện, chi nhánh Điện lực huyện, trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các trang điện tử: Chính phủ, Nông thôn mới, Tài liệu Việt Nam...

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu thứ cấp. Các tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ được đánh số phân loại về quản lý và sử dụng. Số liệu từ các báo

cáo của các đơn vị chuyên ngành trên địa bàn huyện như các phòng chuyên môn, chi cục thống kê, chi nhánh điện lực, viễn thông sẽ được tác giả tổng hợp, xử lý và phân tích theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả được biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

b. Phương pháp so sánh

So sánh thực tiễn với lý luận, so sánh quá trình xây dựng nông thôn mới của Phú Bình với các huyện, thành khác trong cả nước, so sánh kết quả xây dựng nông thôn mới ở Phú Bình với các mục tiêu do huyện đặt ra.

c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Sử dụng dãy số thời gian để phân tích sự biến chuyển theo thời gian của nông thôn huyện Phú Bình theo các tiêu chí cụ thể.

d. Phương pháp phân tích SWOT

Dựa vào thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình cũng như các điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện, tác giả đưa ra nhận định về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong thời gian tới đối với công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu

a. Chỉ tiêu phản ánh tỉnh hình phát triển kinh tế - xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Cơ cấu kinh tế

- Tổng dân số, tổng lao động - Diện tích đất

- Thu nhập bình quân đầu người

* Các tiêu chí phản ánh kết quả xây dựng nông thôn mới

Trong luận văn sẽ đánh giá mức độ hoàn thành việc xây dựng Nông thôn mới dựa vào các tiêu chí:

a. Tiêu chí Quy hoạch:

* Tiêu chí số 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn.

- Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

- Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Hạ tầng kinh tế - xã hội

* Tiêu chí số 2: Giao thông nông thôn

- 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

- Từ 50% số km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải trở lên.

- 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Trong đó50% được cứng hóa.

- Từ 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuậntiện trở lên .

* Tiêu chí số 3: Thủy lợi.

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân cư. - Từ 50% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa trở lên. * Tiêu chí số 4: Điện

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của Bộ Công Thương. - 95% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. * Tiêu chí số 5: Cơ sở vật chất trường học.

- 70% số trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

* Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa.

- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa-TT-DL. - 100% các thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL

* Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn - Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. * Tiêu chí số 8: Bưu điện.

- Có ít nhất 01 (một) điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

- Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet. * Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư.

- Không có nhà tạm, dột nát.

- 75% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

c. Kinh tế và tổ chức sản xuất

* Tiêu chí số 10: Thu nhập.

- Xã được công nhận đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức tối thiểu 20 triệu đồng trở lên (năm 2015) và 35 triệu đồng trở lên (năm 2020)

* Tiêu chí số 11: Hộ nghèo. - Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%.

* Tiêu chí số 12: Cơ cấu lao động.

- Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt từ 90% trở lên.

- Có tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp đang hoạt động đạt hiệu quả 03 năm liên tục (trường hợp mới thành lập thì cũng phải đủ 2 năm liên tục có lãi).

- Có mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả

d. Văn hóa-xã hội-môi trường

*Tiêu chí số 14: Giáo dục.

- Phổ cập giáo dục trung học đạt chuẩn.

- 70% số học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 30%. * Tiêu chí số 15: Y tế.

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ70% trở lên - Trạm Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

* Tiêu chí số 16: Văn hóa.

- Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.

* Tiêu chí số 17: Môi trường.

- Trên 70% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo chuẩn Quốc gia.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường.

- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

* Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

- Đến năm 2015 có 90% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Thông tư số06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. - Đảng bộxã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch vững mạnh"

- Các tổ chức, đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. * Tiêu chí số 19: An ninh, trật tự xã hội.

Xã đạt tiêu chí “An ninh trật tự xã hội được giữ vững” khi đạt 04 yêu cầu: - Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài;

- Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn;

- Trên 70% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự;

- Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.

* Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí nông thôn mới

- Tỷ lệ xã hoàn thành: Số xã hoàn thành Tỷ lệ xã hoàn thành = ×100% Tổng số xã - Tỷ lệ xã chưa hoàn thành: Số xã chưa hoàn thành Tỷ lệ xã chưa hoàn thành = ×100% Tổng số xã - Tỷ lệ tiêu chí đạt được: Số tiêu chí đạt được Tỷ lệ tiêu chí đạt được = ×100% Tổng số tiêu chí Chương 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Phú Bình

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 23 km, cách Thành phố Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 251,749km2. Dân số năm 2015 là 138.819 người, mật độ dân số 552 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Phú Bình; phía Tây giáp Thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên; phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 2102333' - 21035 22' vĩ Bắc; 105051-106002 kinh độ Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)