Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

5. Bố cục luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu

a. Chỉ tiêu phản ánh tỉnh hình phát triển kinh tế - xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Cơ cấu kinh tế

- Tổng dân số, tổng lao động - Diện tích đất

- Thu nhập bình quân đầu người

* Các tiêu chí phản ánh kết quả xây dựng nông thôn mới

Trong luận văn sẽ đánh giá mức độ hoàn thành việc xây dựng Nông thôn mới dựa vào các tiêu chí:

a. Tiêu chí Quy hoạch:

* Tiêu chí số 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn.

- Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

- Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Hạ tầng kinh tế - xã hội

* Tiêu chí số 2: Giao thông nông thôn

- 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

- Từ 50% số km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải trở lên.

- 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Trong đó50% được cứng hóa.

- Từ 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuậntiện trở lên .

* Tiêu chí số 3: Thủy lợi.

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân cư. - Từ 50% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa trở lên. * Tiêu chí số 4: Điện

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của Bộ Công Thương. - 95% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. * Tiêu chí số 5: Cơ sở vật chất trường học.

- 70% số trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

* Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa.

- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa-TT-DL. - 100% các thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL

* Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn - Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. * Tiêu chí số 8: Bưu điện.

- Có ít nhất 01 (một) điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

- Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet. * Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư.

- Không có nhà tạm, dột nát.

- 75% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

c. Kinh tế và tổ chức sản xuất

* Tiêu chí số 10: Thu nhập.

- Xã được công nhận đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức tối thiểu 20 triệu đồng trở lên (năm 2015) và 35 triệu đồng trở lên (năm 2020)

* Tiêu chí số 11: Hộ nghèo. - Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%.

* Tiêu chí số 12: Cơ cấu lao động.

- Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt từ 90% trở lên.

- Có tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp đang hoạt động đạt hiệu quả 03 năm liên tục (trường hợp mới thành lập thì cũng phải đủ 2 năm liên tục có lãi).

- Có mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả

d. Văn hóa-xã hội-môi trường

*Tiêu chí số 14: Giáo dục.

- Phổ cập giáo dục trung học đạt chuẩn.

- 70% số học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 30%. * Tiêu chí số 15: Y tế.

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ70% trở lên - Trạm Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

* Tiêu chí số 16: Văn hóa.

- Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.

* Tiêu chí số 17: Môi trường.

- Trên 70% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo chuẩn Quốc gia.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường.

- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

* Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

- Đến năm 2015 có 90% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Thông tư số06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. - Đảng bộxã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch vững mạnh"

- Các tổ chức, đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. * Tiêu chí số 19: An ninh, trật tự xã hội.

Xã đạt tiêu chí “An ninh trật tự xã hội được giữ vững” khi đạt 04 yêu cầu: - Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài;

- Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn;

- Trên 70% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự;

- Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.

* Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí nông thôn mới

- Tỷ lệ xã hoàn thành: Số xã hoàn thành Tỷ lệ xã hoàn thành = ×100% Tổng số xã - Tỷ lệ xã chưa hoàn thành: Số xã chưa hoàn thành Tỷ lệ xã chưa hoàn thành = ×100% Tổng số xã - Tỷ lệ tiêu chí đạt được: Số tiêu chí đạt được Tỷ lệ tiêu chí đạt được = ×100% Tổng số tiêu chí Chương 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Phú Bình

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 23 km, cách Thành phố Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 251,749km2. Dân số năm 2015 là 138.819 người, mật độ dân số 552 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Phú Bình; phía Tây giáp Thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên; phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 2102333' - 21035 22' vĩ Bắc; 105051-106002 kinh độ Đông.

Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã (trong đó có 7 xã miền núi), với 318 xóm. Các xã của huyện gồm: Bàn Đạt, Đồng Liên, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Đào Xá, Bảo Lý, Thượng Đình, Tân Hòa, Nhã Lộng, Điềm Thụy, Xuân Phương, Tân Đức, Úc Kỳ, Lương Phú, Nga My, Kha Sơn, Thanh Ninh, Dương Thành và Hà Châu.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10 m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao lên đến 250m.

Địa hình Phú Bình tương đối bằng phẳng, diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số. Bên cạnh đó, Phú Bình còn có nhiều đồi núi thấp, thích hợp cho việc khai thác nguyên vật liệu phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông vận tải và các khu công nghiệp.

Khí hậu của huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện dao động khoảng 23,1 - 24,4 ºC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 - 28,9ºC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 - 15,2ºC) là 13,7ºC.

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%.

3.1.1.4. Một số tiềm năng chính của huyện a. Tài nguyên khoáng sản

Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện và địa bàn lân cận.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chiều dài đoạn sông chảy qua Phú Bình là 29 km, vì vậy ngoài việc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất, sinh hoạt...sông Cầu còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, phục vụ nhu cầu vận tải cát, sỏi, nguyên vật liệu xây dựng. Nhưng những năm gần đây do tình trạng khai thác cát sỏi không được quy hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy.

Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc, kênh đào chảy qua địa phận huyện từ xã Đồng Liên, qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Hương Sơn, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc

Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra, Phú Bình còn có nhiều hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.

Theo số liệu thống kê năm 2015 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.171 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.751 ha (chiếm 82,44%). Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Diện tích đất trong cây hàng năm là 14.076 ha, chiếm 67,83% diện tích đất nông lâm nghiệp.

Đất lâm nghiệp của huyện là 6.200 ha (chiếm 29,87%), toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của huyện đều là rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 464 ha (chiếm 2,23%) diện tích đất nông lâm nghiệp.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn2011- 2015

ĐVT: ha

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng diện tích tự nhiên 24.936 25.171 25.171 25.171 25.171 I. Đất nông lâm nghiệp 20.224 20.786 20.786 20.751 20.751

1. Đất SX nông nghiệp 13.570 14.108 14.108 14.076 14.076 1.1 Đất trồng cây hàng năm 10.140 10.417 10.417 10.388 10.388 2. Đất Lâm nghiệp 6.218 6.203 6.203 6.200 6.200 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 431 464 464 464 464

4. Đất Nông nghiệp khác 5 11 11 11 11

II. Đất phi nông nghiệp 4.601 4.308 4.308 4.343 4.343

1. Đất ở 985 1.030 1.030 1.033 1.033

Đất ở nông thôn 932 975 975 978 978

Đất ở thành thị 53 55 55 55 55

2. Đất chuyên dùng 3.616 3.278 3.278 3.310 3.310

III. Đất chưa sử dụng 111 77 77 77 77

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình năm 2011 - 2015)

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình năm 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình năm 2011 - 2015)

Đất Nông nghiệp 83% Đất phi Nông nghiệp 16,7% Đất chưa sử dụng 0,3%

Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều. Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều. Trong đó đất ở ít thay đổi. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên. Quỹ đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết.

3.1.2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.2.Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành huyện Phú Bình Ngành kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015

1. Nông lâm nghiệp - thuỷ sản 9,13 12,57 11,27 10,67 10,23

2. Công nghiệp và xây dựng 35,15 36,17 35,42 25,47 15,67

3. Thương mại và dịch vụ 3,79 15,5 12,34 16,7 12,7

(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê huyện Phú Bình)

Số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm gần đây (2011-2015) đạt khá cao. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2015 đạt 14%/năm, trước đó giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 4,95%, giai đoạn 2001-2010 đạt 9,5%/năm. (xem Bảng 3.2)

Tuy tốc độ tăng trưởng không liên tục, có năm cao, năm thấp, nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm. Trong các ngành thì ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ có đóng góp mang tính quyết định cho tăng trưởng kinh tế toàn huyện giai đoạn 2011 -2015, trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 12,6%/năm, ngành thương mại dịch vụ tăng bình quân 12,7%. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng đóng góp vào tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực nông lâm nghiệp chỉ mới đạt 5,8%/năm.

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Nguyên

3.2.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch hiện quy hoạch

3.2.1.1. Công tác Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng NTM

Tiêu chuẩn đầu tiên xây dựng nông thôn mới đó là quy hoạch và phát triển quy hoạch nông thôn mới. Quy hoạch nông thôn mới bao gồm các nội dung: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển các khu dân cư. Phú Bình là một trong những huyện có kinh tế phát triển vào mức khá của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, công tác quy hoạch cả tỉnh nói chung và của huyện nói riêng đã được chú tâm thực hiện vì vậy cũng đã thu được một số kết quả nhất định. Đến cuối năm 2015, trên địa bàn toàn huyện có 20/20 xã đã lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)