Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 83)

5. Bố cục luận văn

4.2.1. Định hướng chung

Với quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện về nguồn lực con người, về tài nguyên khoáng sản; gắn thực hiện quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2015 có định hướng đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXIII, xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ 2010 - 2015, là: "Huy động mạnh mẽ các nguồn lực, tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, thuỷ sản; chuyển dịch theo hướng nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng cuộc sống, mức hưởng thụ văn hoá trong nhân dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng, bảovệ và phát triển huyện Phú Bình thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước".

4.2.2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình là xây dựng một nền nông nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,

cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tình thần của người dân ngày càng được nâng cao, đưa nông thôn của huyện tiến lên văn minh hiện đại.

Mục tiêu cụ thể được đặt ra cho những năm tới như sau:

4.2.2.1. Tiêu chí hạ tầng - kinh tế xã hội

Phấn đấu hết năm 2020 toàn huyện có 16/20 chỉ tiêu đạt chuẩn. Trong đó có 20/20 xã đạt có 100% đường trục xã liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, 18/20 xã có tỷ đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa, 20/20 xã có trên 50% đường ngõ xóm sạch và không lầy lội và mùa mưa, 16/20 xã có 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, 20/20 xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh, 20/20 xã có trên 50% kênh mương do xã quản lý được đảm bảo phục vụ tưới tiêu, 20/20 xã có tỷ trên 95% dân sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn, 16/20 xã có trên 75% trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia, 16/20 xã có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn, 15/20 xã với tỷ lệ thôn bản có nhà văn hóa và khu thể thao thôn bản đạt chuẩn, 15/20 xã có chợ đạt tiêu chuẩn, 20/20 xã có internet đến thôn xóm, 20/20 xã không còn nhà dột nát và 18/20 xã có trên 75% hộ có nhà đạt chuẩn trên 75%.

4.2.2.2. Tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất

Đến năm 2020, Phú Bìnhquyết tâm đạt: 16/20 xã có thu nhập bình quân đầu người/năm so với bình quân chung của tỉnh đạt chuẩn, 20/20 xã có các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

4.2.2.3. Tiêu chí văn hóa - xã hội

Với sự quan tâm và đầu tư đúng mực của chính quyền huyện, trong những năm tới Phú Bình sẽ phấn đấu có 20/20 xã có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp

trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông lớn hơn 70%, 20/20 xã có tỷ lệ lao động qua đào tạo lớn hơn 20%, 18/20 xã có tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế trên 20%, 18/20 xã có y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 18/20 xã có từ 70% thôn bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, 20/20 xã có 100% hộ được sử dụng nước sạch, 20/20 xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường, 20/20 xã không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp, Các chỉ tiêu xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, nước thải được thu gom xử lý theo quy định các xã trong huyện đã hoàn thành.

4.2.2.4. Tiêu chí hệ thống chính trị - an ninh xã hội

Đảm bảo 20/20 xã có cán bộ đạt chuẩn và 20/20 xã có an ninh, trật tự xã hội được giữ vững

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

4.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Phú Bình là việc cần phải làm ngay, nó là nhân tố hết sức quan trọng góp phần hình thành các trung tâm, các tụ điểm giao lưu kinh tế và mở rộng sự trao đổi, buôn bán, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn sang sản xuất hàng hoá. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, góp phần cải thiện bộ mặt kinh tế và đời sống của dân cư nông thôn. Hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với tất cả các xã trong huyện. Triển khai quy hoạch xây dựng và phát triển các khu dân cư, khu đô thị tại các thị trấn, thị tứ của huyện thuộc thị trấn Hương Sơn và các xã; Triển khai thực hiện Đề án xây dựng thị trấn Hương Sơn thành đô thị loại 4, phấn đấu đưa xã Điềm Thụy trở thành thị trấn Điềm Thụy.

Huy động tối đa các nguồn lực tại địa phương để lồng ghép với nguồn lực đầu tư của Nhà nước để xây dựng nhanh các dự án, công trình giao thông, các nhà văn hóa đã được xác định trong danh mục đầu tư giai đoạn 2016 - 2020.

- Giao thông nông thôn: Một số xã có đường đi lại khó khăn vì vậy ở những nơi xa thị trấn rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và giao lưu kinh tế với các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh. Phấn đấu đến năm 2018, 100% đường liên xã được rải nhựa, 80% đường giao thông liên thôn được bê tông hoặc rải nhựa. Với các cơ hội như chọn là huyện điểm xây dựng Dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu lớn” sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao; được đầu tư một số dự án đường giao thông tránh lụt đồng thời là đường nông thôn liên xã trong đó có 03 tuyến đường quan trọng đối với huyện Phú Bình đó là các tuyến: Bảo Lý - Tân Khánh - Tân Kim; Tân Hòa - Tân Thành - Tân Đức - Lương Phú; Nhã Lộng - Úc Kỳ - Hà Châu; và ngân sách vượt thu dự kiến trong những năm tới sẽ nhiều hơn giúp huyện có cơ hội sử dụng thêm nguồn lực để đầu tư, xây dựng nông thôn mới. Huyện Phú Bình cần tận dụng tốt những cơ hội trên để đầu tư có hiệu quả vào những tuyến giao thông huyết mạch, giúp thu hút đầu tư, cải thiện đời sống người dân trong huyện.

- Tính đến ngày 31/12/2015, toàn huyện Phú Bình mới có 7 xã hoàn thành được tiêu chí về giao thông, 9 xã hoàn thành được tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa và 7 xã hoàn thành được tiêu chí giao thông cũng chính là 7 xã của huyện đã hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Có nhiều xã trên địa bàn huyện chỉ cần hoàn thành 02 tiêu chí về giao thông và cơ sở vật chất văn hóa là hoàn thành được 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Chính vì vai trò quan trọng của các tiêu chí này, trong các năm tới, huyện Phú Bình cần tận dụng được các cơ hội từ ngân sách trung ương, tỉnh đầu tư kể trên đồng thời tận dụng các thế mạnh sẵn có của huyện như các có nguồn khoáng sản vật liệu xây dựng trên địa bàn, nguồn lao động dồi dào đang có thu nhập khá ở các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, thành phố, thị

xã lân cận để góp phần đóng góp xây dựng huyện trong việc hoàn thành tiêu chí về giao thông nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa.

- Huyện Phú Bình cũng nên dành nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để ưu tiên làm hạ tầng cơ sở vật chất văn hóa giúp các xã hoàn thành nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới để các xã thêm động lức sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới.

4.3.1.2. Xây dựng các cơ sở hạ tầng khác.

- Điện nông thôn: Tại huyện Phú Bình 100% các thôn, xóm đã có điện. Tuy nhiên ở một số nơi hệ thống điện đã xuống cấp, tình trạng mất điện do sự cố thường xuyên xảy ra. Do vậy cần nâng cấp một số đường điện trung thế và hạ thế hiện nay đã xuống cấp, đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Công nghệ thông tin trong nông nghiệp: Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống phát thanh truyền hình, nâng cao số lượng và chất lượng, thông tin phong phú, kịp thời, chính xác. Phấn đấu đến năm 2018, 100% số xã trong huyện có trạm truyền thanh để thực hiện tốt việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tin học hoá các hoạt động thiết kế, hoạt động quản lý trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Hoàn chỉnh xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống mạng lưới thông tin

- Cơ khí hoá và tự động hoá trong nông nghiệp: Đây là biện pháp tích cực để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm góp phần phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất theo dây truyền tự động, đối với trồng trọt xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất chuyên canh tập trung như sản xuất rau an toàn, phát triển kinh tế vườn đồi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc trồng chăm sóc, chế biến, bảo quản, đối với chăn nuôi xây dựng các trang trại tập trung xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường. Phú Bình cần tập trung tận dụng cơ hội được UBND tỉnh chọn làm địa phương xây dựng điểm các “cánh đồng mẫu lớn” và “cánh

đồng ứng dụng công nghệ cao”.

Trong những năm tới cần thực hiện tự động hoá trong nông sản để duy trì chất lượng sản phẩm; tự động hóa các khâu để đảm bảo chính xác; tự động hoá trong chăn nuôi, thú y; tự động hoá trong việc tưới tiêu và các công trình thuỷ lợi;

- Trường học: Duy trì và giữ vững hệ thống mạng lưới trường, lớp; duy trì sỹ số học sinh các cấp học, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, quan tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học. Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm dạy nghề huyện. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2020, 90% trường học được kiên cố hoá, 100% số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS.

- Y tế: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới y tế trong toàn huyện, tăng cường công tác đào tạo,bồi dưỡng về chuyên môn, nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh; làm tốt công tác y tế dự phòng, hạn chế dịch bệnh lây lan và phát sinh trên địa bàn. Duy trì 100% số trạm y tế xã có bác sỹ; từng bước nâng cao chất lượng dân số và hướng tới mục tiêu đạt mức sinh thay thế.

- Chợ: Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống chợ trung tâm cụm xã, chợ nông thôn, nâng cấp chợ Thị trấn HươngSơn thành Trung tâm thương mại của huyện, xây dựng và cải tạo các chợ đầu mối của huyện như chợ Đồn, xã Kha Sơn; chợ Cầu Mây, xã Xuân Phương; chợ Cầu, xã Nhã Lộng. Kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn huyện theo hình thức PPP hợp đồng BOT, Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư được quyền vận hành, khai thác các phí, lệ phí từ dịch vụ chợ. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.

- Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Tạo điều kiện phát triển mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt tại các khu trung tâm, khu đô thị, trung tâm công nghiệp trên địa bàn huyện như: dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, chợ siêu thị, dịch vụ vận tải...

4.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ và dân trí, tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Là huyện miền núi với điều kiện kinh tế còn chưa phát triển, sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền về mặt kinh tế lại chỉ ở một mức độ nhất định vì vậy để thực hiện thành công việc xây dựng nông thôn mới trước hết phải được sự đồng lòng đoàn kết của toàn dân. Để dân hiểu, dân làm thì huyện Phú Bình phải tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục người dân biết tầm nhìn quan trọng và ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Các cấp các ngành được nâng cao nhận thức cùng tham gia, thực hiện xây dựng nông thôn mới. Cần tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh nhằm giữ vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, củng cố bộ máy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể. Chú trọng làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền. Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tăng cường phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Huyện ủy lãnh đạo chính quyền và các tổ chức chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai nâng cao nhận thức và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan tuyên truyền thực hiện nhiều phương pháp và nâng cao tần xuất tuyên truyền, vận động người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực trạng điều tra cho thấy trình độ cán bộ ở một số xã, thôn còn chưa đáp ứng yêu cầu về xây dựng nông thôn mới. Từ kinh nghiệm của một số nước

địa phương trong nước và tiêu chí cần phải đạt về xây dựng nông thôn mới thì huyện phải có chủ trương thu hút nhân tài, quy hoạch và đào tạo cán bộ xã, cán bộ thôn nâng cao trình độ để tiếp thu, triển khai các chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời có khả năng vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Thực trạng lao động của huyện, trình độ dân trí còn chưa cao và chủ yếu phần lớn dân cư là nông dân gắn liền với đồng ruộng vì vậy cần triển khai nâng cao trình độ dân trí của nông dân thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm.

Xây dựng nông thôn mới có nhiều biện pháp phải thực hiện, nhiều công việc phải triển khai, để có kế hoạch hoàn thiện từng tiêu chí cần phải triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)