Công tác tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 83)

5. Bố cục luận văn

3.3.2. Công tác tuyên truyền, vận động

Trong 5 năm qua, các tổ chức Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tổ chức được 99 lớp tập huấn với 7810 lượt người tham gia, tuyên truyền 1755 buổi với 21950 lượt người tham gia, có 425 tin bài được phát sóng trên đài truyền thanh huyện, in ấn phát hành nhiều tài liệu cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới mà Trung ương và tỉnh đã chỉ đạo.

Hoạt động tuyên truyền còn được thông qua các phòng trào thi đua "Phú Bình chung sức xây dựng nông thôn mới" và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; phong trào “tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, câu lạc bộ “5 không 3 sạch”, “xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh”... Đoàn thanh niên tham gia làm đường giao thông nông thôn, phong trào thắp sáng làng quê, phòng trào Hội

nông dân làm kinh tế giỏi...từ đó tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.

Kết quả trong 5 năm qua, trong các phong thi đua xây dựng NTM đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân ở các địa phương được các cấp chính quyền khen thưởng, điển hình xã Đồng Liên, Lương Phú được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh tặng Băng khen, hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trước 1 năm so với thời hạn; 05 xã (Hà châu, Tân Khánh, Nhã Lộng, Thanh Ninh, Bảo Lý) đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trong năm 2015; nhiều địa phương khác được Huyện ủy, UBND huyện tặng giấy khen như, Tân Kim, Tân Đức.... .có thể nói phong trào xây dựng nông thôn mới đã thực sự khơi dậy được tinh thần yêu nước trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Thông qua tuyên truyền, nhận thức của đội ngũ Lãnh đạo, cán bộ và nhân dân đã được nâng lên một bước, tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư và thể hiện quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện thắng lợi các nội dung của Nghị quyết đã đề ra, mà cốt lõi là Chương trình xây dựng nông thôn mới; người dân đã xác định được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới; tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất, góp công, góp sức và nguyên vật liệu tham gia làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi như nhà văn hóa thôn, xóm, các hoạt động bảo vệ môi trường, chỉnh trang nơi ăn ở, sinh hoạt của gia đình, đời sống vật chất và tinh thần, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đã được cải thiện và nâng cao.

3.3.3.Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Tổng nguồn lực thực hiện Chương trình NTM trong 5 năm từ 2011-2015 là 1.248.999,24 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách trung ương là 57.838,04 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương là 325.460,49 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác là 16.926,6 triệu đồng, vốn tín dụng 647.980,89

triệu đồng, vốn doanh nghiệp 28.773 triệu, vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư là 145.424,52 triệu đồng, vốn huy động từ nguồn khác là 26.595,7 triệu đồng. Trong tổ chức chỉ đạo, Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí giao thông và tiêu chí nhà văn hóa thôn, xóm theo phương châm nhà nước hỗ trợ nhân dân hiến đất đóng góp ngày công, nguyên vật liệu để tổ chức thực hiện (trong 5 năm 2011-2015 nhân dân đã hiến trên 24,65 ha đất giá trị là 21.361 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, xóm...).

(Chi tiết tại phụ biểu số 02 kèm theo)

- Riêng nguồn vốn trái phiếu chính phủ được phân bổ trong năm 2014, 2015 là 22.519 triệu đồng; với sự hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ nhiều công trình như đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa xã, thôn xóm, trường học, y tế…được đầu tư xây dựng đạt hiệu quả cao góp phần vào phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện; nhân dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

(Chi tiết tại phụ biểu số 03, 04, 05 kèm theo)

3.4. Phân tích SWOT về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Những điểm mạnh

- Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh. Với sự phát triển của mạng lưới đường giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) và những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liến huyện với các địa phương giáp ranh và thủ đô, Phú Bình sẽ có những vận hội mới phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Huyện Phú Bình có đặc điểm giáp ranh với 02 thành phố, 01 thị xã của tỉnh, trên địa bàn huyện có Khu Công nghiệp Điềm Thụy, một phần của Tổ hợp khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình là các khu công nghiệp lớn của tỉnh. Đặc biệt, nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá có thể dễ dàng kiếm việc làm tại các khu, cum công nghiệp trên địa bàn cũng như các khu, cụm công nghiệp tại các thành phố, thị xã lân cận. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, huyện cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho huyện, tỉnh cũng như cho cả nước.

- Về khoáng sản, Phú Bình có nguồn đá, cát sỏi sông Cầu, mỏ đất đồi, mỏ sét đáp ứng cho nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng, san lấp.

- Phú Bình là một huyện anh hùng có bề dày về lịch sử và văn hoá với một hệ thống di tích lịch sử, là căn cứ ATK2 tiền khởi nghĩa và có nhiều cảnh quan đẹp, di tích văn hóa cấp tỉnh như cum di tích Đình, đền, chùa Cầu Muối, Đình Phương Độ, Đền Kha Sơn... Nguồn tài nguyên này sẽ giúp Phú Bình có điều kiện phát triển du lịch và quy hoạch các khu nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện, tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

- Một thế mạnh nữa của Phú Bình là người dân địa phương có truyền thống cách mạng, yêu nước, cần cù lao động và ham học hỏi. Nhân dân Phú Bình luôn một lòng theo Đảng, nhờ vậy đây là địa phương luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

3.4.2. Những điểm yếu, khó khăn và nguyên nhân gây nên khó khăn trong xây dựng Nông thôn mới của huyện

- Xuất phát điểm của huyện để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất thấp so với mặt bằng chung toàn quốc.

- Sự yếu kém về hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên xã là một trở ngại và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế của huyện. Những năm gần đây tuy có được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng hệ thống đường giao thông chưa được cải thiện nhiều, còn cần phải có đầu tư lớn, nâng cấp đường giao thông bởi vì đây là khâu mấu chốt để tạo ra sự bứt phá kinh tế của huyện trong những năm tới. Việc đến cuối năm 2015, huyện mới chỉ có 7 xã đạt được tiêu chí về giao thông đã thể hiện rất rõ sự yếu kém về hệ tầng giao thông của huyện.

- So với các huyện khác trong tỉnh, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn. Do vậy, huyện không có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

- Về tài nguyên đất đai của huyện, về cơ bản hiện nay quỹ đất đã được khai thác hết. Qũy đất cho các công trình phúc lợi của địa phương từ xã đến huyện rất eo hẹp. Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng đất nhìn chung ở mức trung bình, nên năng suất thực tế không đạt quá cao và tiềm năng tăng năng suất cây trồng hạn chế. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha đất nông nghiệp chỉ khoảng 70-80 triệu đồng.

- Phát triển nông nghiệp của huyện vẫn luôn là khó khăn đối với Phú Bình. Những năm tới, nông nghiệp của huyện vẫn giữ vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu và ổn định cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân của huyện. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa chủ yếu vào nông nghiệp, kinh tế của huyện không thể tạo ra bước ngoặt phát triển. Phú Bình không có tiềm năng về phát triển các loại cây con đặc sản và cây công nghiệp như ở một số huyện khác của tỉnh. Là huyện trung du với quỹ đất hạn hẹp, Phú Bình không có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn.

- Phú Bình có nguồn lao động dồi dào nhưng hầu hết là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động nông nghiệp chiếm hơn 70%. Điều đó đang đặt ra nhiều khó khăn đối với huyện

trong việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm tại địa phương cho người lao động.

- Các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện phát triển chậm, kỹ thuật lạc hậu, nên khó rút bớt lực lượng lao động nông nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề khác, năng suất lao động thấp.

- Do là huyện nghèo, sức mua trên địa bàn huyện thấp, thị trường nội huyện eo hẹp không đủ lớn hấp dẫn cho các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đây cũng là điểm yếu mà cần nhanh chóng có giải pháp khắc phục.

3.4.3. Những cơ hội trong xây dựng Nông thôn mới của huyện Phú Bình

- Được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, có nhiều cơ chế chính sách phát triển nông thôn, Đảng và Nhà nước cũng thể hiện rõ quyết tâm xây dựng Nông thôn mới thành công trong phạm vi cả nước.

- Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: Hỗ trợ cây, con giống vào sản xuất nông nghiệp, phân bón kali cho cây vụ đông, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã chọn huyện Phú Bình là huyện điểm xây dựng Dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao”. Một số xã trong huyện được chọn để xây dựng Dự án này sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư các công trình phục vụ việc xây dựng cánh đồng mẫu, từ đó giúp các xã này sớm đạt được các tiêu chí về giao thông, thủy lợi; đời sống người dân trong các xã này cũng ngày càng được nâng lên.

- Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đầu tư một số dự án đường giao thông tránh lụt đồng thời là đường nông thôn liên xã trong đó có 03 tuyến đường quan trọng đối với huyện Phú Bình đó là các tuyến: Bảo Lý - Tân Khánh - Tân Kim; Tân Hòa - Tân Thành - Tân Đức - Lương Phú; Nhã Lộng - Úc Kỳ - Hà Châu. Dự kiến các tuyến đường này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016, đầu năm 2017. Khi các

tuyến đường này hoàn thành sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình.

- Thái Nguyên là một tỉnh đang phát triển với tốc độ cao, trong những năm tới việc thu ngân sách của tỉnh cũng như của huyện Phú Bình sẽ tăng cao và có thể vượt chỉ tiêu được giao. Phần ngân sách vượt thu sẽ nhiều hơn và sẽ được giữ lại một phần để đầu tư cho phát triển kinh tế của tỉnh, huyện. Phú Bình sẽ có cơ hội sử dụng thêm nguồn lực để đầu tư, xây dựng Nông thôn mới.

- Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên dự kiến sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với mức vốn huy động là 1.000 tỷ để xây dựng các công trình, dự án cấp bách, trong 6 dự án cấp bách có 01 dự án là nâng cấp tuyến đê Hà Châu, huyện Phú Bình với số vốn khái toán trên 195 tỷ đồng, nếu tuyến đê này hoàn thành thì hạ tầng giao thông huyện Phú Bình cũng sẽ được cải thiện, góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí giao thông trong việc xây dựng nông thôn mới.

- Theo quy hoạch của tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh tập trung xây dựng các khu công nghiệp ở huyện Phú Bình, theo đó, huyện có thể tận dụng được các tiềm năng về vi trí địa lý, về lao động,… để phát triển mạnh hơn về kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.4.4. Những thách thức trong xây dựng Nông thôn tại huyện Phú Bình

- Với xu hướng công nghiệp hóa, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm. Ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế.

- Cơ chế chính sách và phương thức tổ chức sản xuất nói chung còn chậm đổi mới ở tất cả các lĩnh vực. Thiếu cơ chế và chính sách để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước chưa phát triển so với sản xuất nông nghiệp.

- Kết cấu hạ tầng thương mại, vấn đề lưu thông hàng nông sản chậm phát triển. Hệ thống chợ bán buôn nông sản, kho cảng, thương hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại vv... còn nhiều bất cập.

3.5. Đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.5.1 Những thành công trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Tính đến hết năm 2015, Ban chỉ đạo Chương trình Xây dựng Nông thôn mới huyện đã chỉ đạo các xã tự rà soát các tiêu chí Nông thôn mới của địa phương mình theo quy định, qua kết quả tự rà soát của các địa phương; tổng số tiêu chí toàn huyện đạt 300 tiêu chí, bình quân là 15 tiêu chí / xã (tăng10,6 tiêu chí / xã so với năm 2010) có 07 xã đạt chuẩn NTM, 09 xã đạt từ 11 đến 15 tiêu chí; 04 xã đạt 10 tiêu chí; không có xã dưới 9 tiêu chí;

(Chi tiết tại phụ biểu số 06, 07 kèm theo) * Nguyên nhân:

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền của huyện Phú Bình và các xã trong huyện đã quan tâm và chỉ đạo sát sao việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; thành lập hệ thống tổ chức, ban hành các văn bản, xây dựng kế hoạch, triển khai kịp thời tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới một cách có hiệu quả.

Cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư trong huyện đã tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới, vai trò chủ thể của người dân và quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy; tình hình, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương được đảm bảo.

3.5.2 Những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Tuy nhiên, đến thời điểm 31/12/2015, tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới của các xã trong huyện đạt thấp. Đến thời điểm cuối năm 2015, mới có 7 xã đạt được tiêu chí này là: xã Lương Phú, Đồng Liên; Nhã Lộng; Tân

Khánh; Thanh Ninh; Bảo Lý; Hà Châu. Chính tiêu chí giao thông đạt thấp cũng kéo theo các tiêu chí về môi trường đạt thấp, vì hệ thống giao thông không thuận lợi nên không thể tiến hành thu gom rác thải tới từng hộ gia đình và xử lý tập trung. Ngoài tiêu chí về giao thông, môi trường; một tiêu chí khác đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)