5. Bố cục luận văn
1.2.3. Kinh nghiệm xâydựng nông thôn mới tại một số địa phương
Trong phạm vi cả nước, có rất nhiều địa phương là điển hình về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện, song tác giả lựa chọn 02 địa phương nổi bật là huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh và huyện Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ, là 02 huyện thuộc các tỉnh phía bắc và có đặc điểm tự nhiên và xã hội có nhiều nét tương đồng đối với huyện Phú Bình để nghiên cứu, phân tích.
1.2.3.1. Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có đặc điểm xã hội tương đối giống huyện Phú Bình, đều là các huyện thuộc các tỉnh Phía Bắc, có các Khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh nằm trên địa bàn huyện, giúp đời sống người dân ngày càng được nâng cao, Khu công nghiệp Tiên Sơn của huyện đã thu hút được các
nhà đầu tư lớn như Canon, Kobelco, Sumitomo, Vinamilk…;
Sau hơn 5 năm thực hiện, toàn huyện triển khai gần 300 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với tổng nguồn vốn xấp xỉ 500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các dự án xây dựng trường học, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trụ sở, nhà văn hóa xã, thôn, xây mới và nâng cấp trạm y tế, xây dựng bãi tập kết, trung chuyển rác thải, kiên cố hóa kênh mương… Hiện tại, nhiều công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, bộ mặt nông thôn có sự đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng cải thiện.
Tình hình cơ sở vật chất của huyện được nâng cao, hệ thống đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa, nâng cấp, cải thiện giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa giúp tăng thu nhập cho người dân. Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hơn 150 hộ dân cũng đã được hỗ trợ làm nhà vệ sinh hai ngăn, nhiều hộ còn bỏ thêm 5 - 10 triệu đồng để hoàn thiện công trình này. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt hướng đến cuộc sống văn mình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhằm giúp người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, học tập trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, huyện đã hỗ trợ 100 triệu đồng để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
Tuy vốn Nhà nước hỗ trợ không nhiều nhưng lại là động lực để người dân tham gia tích cực hơn. Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới mà đời sống người dân ngày càng ổn định. Năm 2015, số hộ nghèo trong huyện giảm hẳn từ 275 xuống còn 185 hộ.
Tiên Du đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề, phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Tiên Du còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề khác nhau. Không chỉ phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện cả về vất chất và tinh thần.
Tính đến thời điểm 31/12/2015, Sau hơn 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện Tiên Du có 8/13 xã đạt 19/19 tiêu chí. số tiêu chí đạt được trung bình toàn huyện là 18,3 tiêu chí/xã, có 8 xã là: Tân Chi, Đại Đồng, Hoàn Sơn, Phật Tích, Cảnh Hưng, Liên Bão, Lạc Vệ, Hiên Vân đạt 19/19 tiêu chí NTM. Các xã còn lại đều đạt từ 17 đến 18/19 tiêu chí/xã, trong đó xã Việt Đoàn đạt 18/19 tiêu chí, các xã Tri Phương, Phú Lâm, Minh Đạo, NộiDuệ đạt 17/19 tiêu chí. Huyện đang tiếp tục huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng, phấn đấu đạt mục tiêu về đích huyện NTM trong năm 2016.
Có được những thành tích như vậy là do huyện chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng khách quan, có giải pháp thực hiện cụ thể cho từng tiểu mục, từng tiêu chí, đồng thời lập tiến độ thời gian, bố trí nguồn lực và phân công cán bộ phụ trách để khẩn trương hoàn thành 100% các tiêu chí vào cuối năm 2016. Công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư vào huyện cũng như huy động nguồn lực đóng góp của người dân toàn huyện được đặc biệt coi trọng. Công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Du không phải của riêng các cấp chính quyền mà là của toàn bộ các thành phần kinh tế trong huyện.
1.2.3.2. Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng Nông thôn mới của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có đặc điểm tự nhiên có nhiều nét tương đồng với huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Cả 02 huyện đều là những huyện trung du, miền núi. Lâm Thao cũng là huyện có ruộng đồng tương đối bằng
phẳng, đất đai màu mỡ là vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, trên địa bàn huyện cũng có 03 xã miền núi là xã Hùng Sơn, Tiên Kiên, Xuân Lũng.
Về thực hiện xây dựng nông thôn mới, trong bối cảnh khó khăn chung, ngoài nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã chủ động lên kế hoạch, vận dụng linh hoạt các giải pháp để từng bước hoàn thiện nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế-xã hội. Vì vậy, trong quá trình XDNTM ở huyện đã đạt được những kết quả đáng kể. Bộ mặt nông thôn đã có những khởi sắc, điện, đường, trường, trạm khang trang, hệ thống kênh mương nội đồng đủ nước. Có được điều này, Đảng bộ huyện đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên hàng đầu là huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở. Không đầu tư dàn trải, huyện tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như: Xây dựng hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất, lập quy hoạch chi tiết nông thôn mới. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tốc độ phát triển CN-TTCN, huyện đã khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm; chú trọng các ngành, hàng có lợi thế, có thị trường như: Phân bón, hóa chất, chế biến nông sản - thực phẩm, dệt may, sửa chữa lắp ráp cơ khí và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh xã hội hoá nhằm hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp - làng nghề, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, nhân cấy các nghề mới theo nhu cầu thị trường như: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, lễ hội, tiêu dùng... nhằm đạt mục tiêu đưa giá trị sản xuất đạt ngưỡng 1.000 tỷ đồng vào năm 2015. Song song với ngành nghề CN-TTCN, huyện quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ - thương mại thông qua việc bố trí quỹ đất, huy động vốn và khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ đầu mối trung tâm huyện, cải tạo nâng cấp các chợ nông thôn, phát triển nhà hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ ở các xã, thị trấn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
cận đô thị, tăng giá trị và hiệu quả trên đơn vị diện tích, giai đoạn 2011-2015”; triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm; tiến hành dồn đổi ruộng đất đồng thời hình thành các vùng sản xuất tập trung và đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. Giá trị sản xuất bình quân đầu nhiệm kỳ tăng từ 70 triệu đồng/ha lên trên 100 triệu đồng/ha canh tác vào năm 2015 Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung dần hình thành như cánh đồng mẫu lớn ở Vĩnh Lại, Cao Xá; sản xuất rau an toàn ở Tứ Xã; nuôi trồng thuỷ sản tại cụm xã Vĩnh Lại, Cao Xá, Tứ Xã…
Lâm Thao là một trong những địa phương đi đầu toàn tỉnh trong việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Huyện đã gắn mục tiêu nông thôn mới với thực hiện khâu đột phá phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Chỉ sau 3 năm triển khai, huyện đã xây dựng được 44 công trình với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng, trong đó vốn trực tiếp từ chương trình chiếm hơn 10%, gần 90% còn lại là vốn lồng ghép và huy động từ các nguồn lực khác. Trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục, huyện chủ trương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường, từng bước đổi mới giáo dục đào tạo, coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn, từng bước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Đến thời điểm 31/12/2015, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ đã được đón nhận Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Trên địa bàn huyện có tới 10/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã còn lại cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông nghiệp, nông thôn có chuyển biến tích cực.
Có được thành công như vậy là Đảng bộ huyện đã xác định phát triển năng lực sản xuất trong nông thôn và xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá quan trọng trong tiến trình đưa Lâm Thao trở thành huyện nông thôn mới. Do đó, huyện đã chỉ đạo, tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn, đồng thời huy động sức dân phù hợp với khả năng của từng xã. Huyện đã rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai đó là lựa chọn các hạng mục, tiêu chí ưu tiên đầu tư, có kế hoạch triển khai, lộ trình rõ ràng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế. Đối với những tiêu chí có thể xã hội hóa như xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, huyện phát huy tối đa vai trò của nhân dân. Tiếp tục tuyên truyền để mỗi người dân hiểu mình chính là chủ thể trong