5. Bố cục luận văn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.
Theo số liệu thống kê năm 2015 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.171 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.751 ha (chiếm 82,44%). Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Diện tích đất trong cây hàng năm là 14.076 ha, chiếm 67,83% diện tích đất nông lâm nghiệp.
Đất lâm nghiệp của huyện là 6.200 ha (chiếm 29,87%), toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của huyện đều là rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 464 ha (chiếm 2,23%) diện tích đất nông lâm nghiệp.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn2011- 2015
ĐVT: ha
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng diện tích tự nhiên 24.936 25.171 25.171 25.171 25.171 I. Đất nông lâm nghiệp 20.224 20.786 20.786 20.751 20.751
1. Đất SX nông nghiệp 13.570 14.108 14.108 14.076 14.076 1.1 Đất trồng cây hàng năm 10.140 10.417 10.417 10.388 10.388 2. Đất Lâm nghiệp 6.218 6.203 6.203 6.200 6.200 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 431 464 464 464 464
4. Đất Nông nghiệp khác 5 11 11 11 11
II. Đất phi nông nghiệp 4.601 4.308 4.308 4.343 4.343
1. Đất ở 985 1.030 1.030 1.033 1.033
Đất ở nông thôn 932 975 975 978 978
Đất ở thành thị 53 55 55 55 55
2. Đất chuyên dùng 3.616 3.278 3.278 3.310 3.310
III. Đất chưa sử dụng 111 77 77 77 77
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình năm 2011 - 2015)
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình năm 2015
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình năm 2011 - 2015)
Đất Nông nghiệp 83% Đất phi Nông nghiệp 16,7% Đất chưa sử dụng 0,3%
Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều. Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều. Trong đó đất ở ít thay đổi. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên. Quỹ đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết.
3.1.2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Bảng 3.2.Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành huyện Phú Bình Ngành kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015
1. Nông lâm nghiệp - thuỷ sản 9,13 12,57 11,27 10,67 10,23
2. Công nghiệp và xây dựng 35,15 36,17 35,42 25,47 15,67
3. Thương mại và dịch vụ 3,79 15,5 12,34 16,7 12,7
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê huyện Phú Bình)
Số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm gần đây (2011-2015) đạt khá cao. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2015 đạt 14%/năm, trước đó giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 4,95%, giai đoạn 2001-2010 đạt 9,5%/năm. (xem Bảng 3.2)
Tuy tốc độ tăng trưởng không liên tục, có năm cao, năm thấp, nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm. Trong các ngành thì ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ có đóng góp mang tính quyết định cho tăng trưởng kinh tế toàn huyện giai đoạn 2011 -2015, trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 12,6%/năm, ngành thương mại dịch vụ tăng bình quân 12,7%. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng đóng góp vào tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực nông lâm nghiệp chỉ mới đạt 5,8%/năm.