Thực trạng xâydựng nông thôn mới theo tiêu chí hệ thống chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 70)

5. Bố cục luận văn

3.2.5. Thực trạng xâydựng nông thôn mới theo tiêu chí hệ thống chính

an ninh xã hội

Hệ thống chính trị - an ninh xã hội ổn định là cơ sở, là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Cũng như các địa phương khác trên phạm vi cả nước, muốn thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới, huyện Phú Bình cần xây dựng được môi trường chính trị - an ninh xã hội ổn định, vững mạnh. Thực trạng hệ thống chính trị - an ninh xã hội được thể hiện dưới đây.

Bảng 3.10.Tình hình xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hệ thống chính trị - an ninh xã hội

Tiêu chí Nội dung

Tiêu chuẩn

Nông thôn mới

Xã đạt chuẩn Xã không đạt chuẩn Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Hệ thống chính trị vững mạnh 18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ

Đạt 16 80% 4 20% 18.2. Có đủ các tổ chức

trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định

Đạt 20 100% 0 0% 18.3 Đảng bộ, chính

quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”

Đạt 20 100% 0 0% 18.4. Các tổ chức đoàn

thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên Đạt 20 100% 0 0% An ninh, trật tự xã hội 19. An ninh trật tự xã

hội được giữ vững Đạt 20 100% 0 0%

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Phú Bình)

3.2.5.1. Tình hình thực hiện nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị vững mạnh

Kết quả điều tra về cán bộ đạt chuẩn cho thấy có 16/20 xã có đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn, chiếm tỷ lệ 80% toàn huyện, như vậy vẫn còn 4/20 xã chưa đạt chuẩn về cán bộ. Đây có thể coi là một điểm sáng trong công tác chuẩn hóa cán bộ xã vì phần lớn các xã trong huyện đều đã có đội ngũ cán bộ với chất lượng chuyên môn tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và thực hiện tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên để có thể đạt được 100% số xã có đội ngũ cán bộ đạt chuẩn cần nâng cao được trình độ cho các cán bộ ở các xã còn lại, tạo điều kiện tối đa để các cán bộ ở các xã này được học tập, nâng cao trình độ. Giải pháp để thực hiện có thể theo hai hướng chính: một là, đẩy mạnh việc học tập nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ xã đang thực hiện nhiệm vụ, hai là có hướng thu hút cán bộ có trình

độ cao về địa phương. Song song với đó, cần liên tục mở các lớp tập huấn, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, giáo dục tư tưởng chính trị để đội ngũ cán bộ xã có lý tưởng chính trị vững vàng. Cũng qua điều tra cho thấy, về hệ thống chính trị cơ sở theo quy định có 20/20 xã trong huyện đạt chuẩn và 20/20 tức 100% các xã có Đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tỷ lệ đoàn thể đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến có 20/20 xã của huyện đạt. Với những lợi thế như vây, huyện Phú Bình có lợi thế rất lớn trong việc đề xuất và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn mới.

3.2.5.2. Thực trạng tiêu chí an ninh trật tự xã hội

Về tiêu chí an ninh, trật tự xã hội được giữ vững với tỷ lệ 100% các xã đạt yêu cầu, kết quả này là do các xã trong huyện đều có một bộ máy chính quyền vững mạnh, tạo tiền đề trong việc nâng cao khối đại đoàn kết toàn dân, và giữ vững trật tự an ninh xã hội.

3.3.Tình hình lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền huyện Phú Bình trong việc xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)