5. Kết cấu luận văn
3.2.2. Về cơ cấu vốn huy động
Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng
Vietinbank Thái Nguyên phân loại tiền gửi của KHCN theo 03 đối tượng khách hàng chính: KHCN dưới 35 tuổi, từ 35 – 50 tuổi và từ 50 tuổi trở lên.
Huy động vốn của KHCN phân theo khách hàng của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 được thể hiện ở Biểu đồ 2.4 như sau:
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo độ tuổi khách hàng tại Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Vietinbank Thái Nguyên từ 2017 - 2019
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được là trong cơ cấu nguồn vốn phân theo độ tuổi khách hàng thì KHCN độ tuổi từ 35-50 là đối tượng có nguồn tiền gửi dồi dào nhất, đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tỷ trọng nguồn vốn huy động từ KHCN toàn chi nhánh với 46%, theo sau đó là đối tượng KHCN độ tuổi từ 50 tuổi trở lên với 38%. Độ tuổi từ 35-50 là độ tuổi lao động chính, người lao động ở độ tuổi này thường đã bắt đầu có tích lũy và đây cũng thường là giai đoạn thành đạt nhất trong sự nghiệp của mỗi người nên nguồn tiền gửi của nhóm khách hàng độ tuổi này cũng là nhiều nhất. Sang độ tuổi 50 tuổi trở lên thì khách hàng có xu hướng tập trung các khoản tiền sẵn có để đem đi gửi tiết kiệm để lấy lãi hàng kỳ, phụ trợ chi phí sinh hoạt lúc về già nên nguồn tiền gửi từ nhóm KHCN này cũng dồi dào không kém. Nhóm khách hàng có nguồn tiền gửi ít nhất là KHCN độ tuổi dưới 35. Đây là độ tuổi mà KH cần tiền để kinh doanh và chi trả nhiều nhất nên thường những khoản tích lũy tại ngân hàng là rất ít. Cơ cấu nguồn tiền gửi tại chi nhánh là phù hợp với xu thế gửi tiền chung theo độ tuổi thông thường.
Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền gửi
Dưới 35 tuổi 16% Từ 35 - 50 46% Từ 50 trở lên 38%
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.3.Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Vietinbank Thái Nguyên từ 2017 - 2019
Nhận thấy, Vietinbank Thái Nguyên huy động chủ yếu bằng Việt Nam Đồng, nguồn huy động bằng ngoại tệ là rất thấp so với tổng nguồn vốn huy động, và tăng trưởng không đều qua các năm, cho thấy chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của Vietinbank Thái Nguyên. Lãi suất huy động bằng ngoại tệ đang áp dụng trong giai đoạn này là 0%/năm. Chính vì vậy, nguồn tăng trưởng tiền gửi ngoại tệ chủ yếu của chi nhánh đến từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quan hệ tiền gửi, tiền vay tại chi nhánh mà ít khi đến từ nguồn tiền gửi từ KHCN.
Nguồn ngoại tệ huy động chủ yếu bằng đô la Mỹ. Số tiền huy động được bằng ngoại tệ đều có sự tăng trưởng qua các năm, tuy với mức tăng nhẹ nhưng điều đó cho thấy chi nhánh đã tiếp cận được nhiều với nguồn khách hàng có nguồn ngoại tệ chuyển từ nước ngoài về bằng nhiều kênh như kiều hối. Chi nhánh cần phải tích cực hơn nữa để nguồn ngoại tệ tăng cao hơn nữa.
Trái ngược với nguồn tiền gửi ngoại tệ, nguồn tiền gửi từ VND của KHCN tại chi nhánh lại đánh dấu một sự tăng lên nhanh chóng trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Năm 2017 nguồn tiền gửi bằng VND của KHCN tại chi nhánh đạt 4.543 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2018 con số này đã là 5.202 tỷ đồng, tăng 659 tỷ đồng về số tuyệt
4.543 5.202 5.806 55 74 76 - 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
208 nguồn vốn huy động bằng VND của KHCN tại chi nhánh đạt 5.806 tỷ đồng, tăng 604 triệu đồng về số tuyệt đối và 11,6% về số tương đối so với năm 2018. Sự tăng lên từ nguồn tiền gửi VND của KHCN cho thấy chi nhánh đang ngày một thu hút, tạo dựng được uy tín đối với KHCN để gửi tiền đồng thời KHCN cũng đang duy trì niềm tin vào VND khi có tới gần 99% nguồn tiền gửi của KHCN là bằng VND.
Cơ cấu huy động vốn phân theo kỳ hạn gửi
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ cơ cấu vốn huy động tại Vietinbank Thái Nguyên phân theo kỳ hạn tiền gửi
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Vietinbank Thái Nguyên từ 2017 - 2019
Trong những năm qua, tiền gửi tại Vietinbank Thái Nguyên chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, tỷ trọng tiền gửi dài hạn tại Vietinbank Thái Nguyên tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Đây là giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động và đang đón nhận những bước chuyển mình, những động thái từ các cơ quan quản lý về mức lãi suất. Vì vậy, mặc dù Vietinbank đã đưa ra nhiều chính sách và sản phẩm nhằm tăng độ linh hoạt cho các sản phẩm huy động dài hạn như tiết kiệm tích lộc, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ... nhưng khách hàng vẫn ưu tiên những kỳ hạn ngắn để chủ động hơn trong nhu cầu sử dụng tiền của khách hàng. Bên cạnh đó, chi phí để trả cho nguồn vốn huy động dài hạn cũng thường dài hơn nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn nên bản thân ngân hàng cũng thường ưu tiên phát triển nguồn tiền gửi dưới 12 tháng nhiều hơn.
Năm 2017 tiền gửi dưới 12 tháng tại chi nhánh là 2.821 tỷ đồng, sang đến năm 2019 con số này đã là 3.809 tỷ đồng tăng 988 tỷ đồng về số tuyệt đối và 35%
2821 3288 3809 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tiền gửi dưới 12 tháng Tiền gửi từ 12 tháng trở lên
về số tương đối so với năm 2017. Trong khi cũng trong cùng kỳ thì tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại chỉ chứng kiến sự thay đổi rất nhỏ về quy mô tiền gửi. Số dư tiền gửi trên 12 tháng tại chi nhánh năm 2017 là 1.722 tỷ đồng và đến năm 2019 là 1.997 tỷ đồng, tăng 275 tỷ đồng về số tuyệt đối và 16% về số tương đối.