KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO ẢNH HƯỞNG ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 87)

CÔNG ƯỚC

như thực tiễn áp dụng CISG trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam. Điều này khiến việc diễn giải, áp dụng CISG trong thực tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó hệ thống giáo dục pháp luật của Việt Nam nói chung (ngoại trừ một số rất ít trường đại học chuyên ngành luật, hợp tác với nước ngoài) cũng chưa có nội dung nào giới thiệu, đào tạo chuyên sâu về CISG. Các doanh nghiệp, nhà thực hành luật Việt Nam cũng chưa có diễn đàn nào riêng để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về CISG như tại nhiều nước khác trên thế giới. Điều này cũng sẽ làm giảm sức mạnh, tiếng nói của các doanh nghiệp Việt Nam, và khả năng xét xử của tòa án, trọng tài tại Việt Nam khi có tranh chấp liên quan đến CISG. Vì vậy để CISG thực sự có hiệu quả khi Việt Nam gia nhập Công ước này, những nỗ lực tuyên truyền và nghiên cứu về nội dung CISG cần được thực hiện thường xuyên liên tục.

Nhằm hỗ trợ tăng cường hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về CISG, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và các tổ chức Hiệp Hội doanh nghiệp, Hiệp Hội ngành nghề cần phối hợp xây dựng các đề án, chiến lược dài hạn để nâng cao ảnh hưởng áp dụng CISG. Biện pháp điển hình đầu tiên là tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm phổ biển kiến thức về CISG trên phạm vi toàn quốc. Thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm này, từ đó có thể rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thực tiễn áp dụng Công ước, đồng thời chỉ ra được các hình thức, biện pháp phổ biến về CISG có hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, có thể phát hành các ấn phẩm giới thiệu về CISG và những lưu ý cần thiết để cung cấp tới các doanh nghiệp xuất nhập khấu trong nước. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, trong bối cảnh hệ thống giáo dục pháp luật của Việt Nam còn chưa chú ý đến CISG, việc đưa nội dung CISG vào trong các chương trình giảng dạy tại các trường đại học về kinh tế, các khóa đào tào bồi dưỡng ngắn hạn là vô cùng cần thiết. Hiện nay cũng có rất ít sách, giáo trình nghiệp vụ xuất nhập khấu hay giao dịch thương mại quốc tế cập nhật nội dung kiến thức về CISG, vậy nên cần phải rà soát và tái bản sách, giáo trình với nội dung mới nhất về CISG, cũng như việc phân tích, giải thích, diễn giải các khái niệm có trong Công ước này.

Hiện nay, khi nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về CISG còn hạn chế, việc bảo lưu quy định về hình thức hợp đồng nêu tại Điều 11, Điều 29 và phần II của CISG để sử dụng quy định về hình thức hợp đồng trong Luật Thương Mại, hay nói

76

cách khác yêu cầu hợp đồng áp dụng hình thức văn bản hoặc tương đương văn bản, sẽ phần nào giúp doanh nghiệp Việt không bị bỡ ngỡ và vướng phải những tranh châp không đáng có do thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, xét về dài hạn, khi mà xác suất để đàm phán thành công việc lựa chọn tòa án Việt Nam hoặc trọng tài Việt Nam trong giải quyết tranh chấp là thấp do doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung có vị thế thấp hơn trong các giao dịch thương mại quốc tế thì việc làm quen dần với các hình thức hợp đồng phi văn bản là rất quan trọng. Đặc biệt ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng liên hệ giao dịch với nhau qua nhiều hình thức đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng như điện thoại hay video call thì việc doanh nghiệp Việt cứng nhắc nhất nhất chỉ áp dụng hình thức văn bản vì sợ rủi ro pháp lý sẽ làm giảm tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, trong tương lai khi các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức đầy đủ về CISG, Chính phủ cần xem xét việc xóa bỏ quy định bảo lưu về hình thức hợp đồng này và để doanh nghiệp Việt Nam chủ động thích ứng với môi trường pháp lý chung khi giao dịch với các đối tác có trụ sở tại các nước thành viên.

CISG mặc dù ra đời được khá lâu nhưng có chứa những nội dung phản ánh tính công bằng, ưu việt và hài hòa nhất giữa nên tảng pháp lý về hợp đồng của các nước trên thế giới. Việc thay đổi Luật Thương Mại theo hướng thích ứng và phù hợp với CISG cũng là một cách làm quen và luyện tập dần cho doanh nghiệp Việt Nam áp dụng tư duy CISG ngay từ các giao dịch nội địa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong bối cảnh thươn mại quốc tế của Việt Nam đang phát triển ổn định và vẫn tiếp tục tăng trong các năm gần đây, có thể thấy được sự cần thiết trong việc áp dụng CISG vào thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế do tính ưu việt của văn bản này so với Luật Thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, vì CISG còn khá mới mẻ đối với nước ta khi mới được đưa vào áp dụng sau 2 năm, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý một số điểm dễ gây tranh chấp nếu chưa có sự chuẩn bị kỹ về kiến thức luật. Trước hết cần phải xác định xem hợp đồng thương mại quốc tế được ký kết có thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG hay không. Sau đó, trong quá trình giao kết hợp đồng, cần đặc biệt chú ý luôn xác nhận lại thông tin bằng hình thức văn bản, chú ý đề xác nhận đúng đối tác, đề phòng việc kẻ gian lừa đảo qua các phương tiện điện tử. Cần làm rõ việc chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị giao kết và gửi thư xác nhận các nội dụng đã được thống nhất. Ngoài ra luôn tuân thủ các thời hạn về kiểm tra và khiếu nại hàng hóa, quy định cụ thể các thời hạn này trong hợp đồng, thông báo về hàng hóa không phù hợp cần có nội dung thể hiện rõ ràng tính không phù hợp đó của hàng hóa, gửi thông báo cho đúng bên vi phạm. Về việc miễn trách, cần lưu ý quy định rõ trong hợp đồng và chuẩn bị các nguồn luật bổ sung, trước đó nghiên cứu sẵn nguồn luật nào có lợi hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc các doanh nghiệp Việt Nam tự trang bị kiến thức, các cơ quan tài phán Việt Nam như Tòa án Nhân dân Tối cao, Trọng tài thương mại quốc tế và các cơ quan chức năng của chính phủ như Bộ Công thương, Bộ Tư pháp và các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong phạm vi thấm quyền của mình cũng cần phải có lộ trình thích hợp để nâng cao ảnh hưởng của CISG tại Việt Nam.

78

KẾT LUẬN

Thương mại quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đấy nền kinh tế phát triển của nước ta. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển, việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 là một hành động vô cùng cần thiết và đem lại nhiều lợi ích tiềm năng cho các doanh nghiệp nước nhà. Các lợi ích này đã được phân tích rất rõ trong các nghiên cứu về CISG trước và sau khi Việt Nam gia nhập. Tuy nhiên để có thể tận dụng lợi ích và cơ hội mới được mở ra này, cần phải nắm được rõ các quy định của CISG khi áp dụng vào thực tiễn trong mua bán hàng hóa quốc tế. Sau khi tìm hiểu về Luật Thương mại Việt Nam và CISG, phân tích, so sánh các điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản này, có thể thấy rõ được tính ưu việt của CISG, vừa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, vừa công bằng với các bên tham gia giao kết, lại vừa linh hoạt, dễ dàng trong việc áp dụng vào thực tế. Qua sự khác biệt đã được phân tích, khóa luận đã rút ra được các lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam, đề cao sự chuấn bị, cần quy định rõ ràng và chi tiết về mọi điều khoản trong hợp đồng, tuân thủ các thời hạn trong Công ước cũng như đàm phán về lựa chọn nguồn luật bổ sung có lợi cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bên cạnh việc lưu ý các doanh nghiệp trong nước, bài viết cũng đưa ra kiến nghị để nâng cao tầm ảnh hưởng của CISG tại Việt Nam. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tự tin tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, ban ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ, xây dựng lộ trình thích hợp để nâng cao kiến thức của doanh nghiệp nước nhà về CISG, giúp được các doanh nghiệp nước nhà tận dụng được tối đa những ưu điểm của CISG trong quan hệ thương mại quốc tế.

DANH MỤC THAM KHẢO

A. Tiếng Việt:

1. Công ước Viên 1980 về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế được soạn thảo bởi Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) 2. Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005

3. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24/11/2015

4. Quyết định số 2588/2005/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

5. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (2010), “Nghiên cứu đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” 6. Phan Thị Thanh Thủy, “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp

đồng trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980”, Tạp chí Khoa học ĐHQG: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 50-56

7. TS. Nguyễn Thị Cam Thủy, ThS. Hoàng Phương Dung, “Những lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thực tiễn áp dụng Công ước Viên 1980”, Tạp chí Ngân Hàng Số 1 (1/2019)

8. Thời báo doanh nhân, “10 doanh nghiệp thủy sản đứng trước nguy cơ mất triệu USD”, truy cập tại http://tbdn. com. vn/10-doanh-nghiep-thuy-san-dung- truoc-

nguy-co-mat-trieu-USD n18287.html

9. TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Thanh Tâm, Võ Thành Vin, “Phân tích một vụ kiện bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo cisg và lưu

ý đối với doanh nghiệp việt nam”, truy cập tại https://thegioiluat. vn/bai- viet- hoc-thuat/PHAN-TICH-MOT-VU-KIEN-BAT-KHA-KHANG-TRONG- HOP-DONG-MUA-BAN-HANG-HOA-QUOC-TE-THEO-CISG-VA-LUU- Y--DOI-VOI-DOANH-NGHIEP-VIET-NAM-5967/ uy cập tại http://www.trungtamwto.vn/chuyen- de/1154-nhung-diem-bat-cap-cua-cong-uoc-vien-1980-ma-viet-nam-can- 11. CISGVN, Đại học Ngoại Thương, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

(VIAC), “101 câu hỏi - đáp về công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)”

12.PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng - Trọng tài viên, “Khác biệt giữa CISG và Luật Thương mại”, Góc nhìn trọng tài viên - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

(07/02/2018), truy cập tại http://viac.vn/goc-nhin-trong-tai-vien/khac-biet-

giua-cisg-va-luat-thuong-mai-a1115.html B. Tiếng Anh:

1. Trademap, List of services imported by Viet Nam, truy cập tại

https://www.trademap.org/

2. HSBC, Trade navigator Vietnam report - autum 2018, truy cập tại

https://www.business.hsbc.com/trade-navigator

3. Pace Law School, Case on the CISG, truy cập tại www.cisg.law.pace.edu https://data.worldbank.org/indicator/ne.trd. gnfs.zs?end=2017&start= 1960&t

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 87)

w