Tính công bằng, bình đắng, khách quan

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60 - 62)

CISG đã thể hiện rõ tính công bằng trong các quy định về quyền và nghĩa vụ các bên giao kết hợp đồng qua việc quy định về nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa của bên mua. Nếu bên mua có quyền khiếu nại về hàng hóa thì cũng cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong việc kiểm tra hàng hóa nhanh nhất có thể và nhanh chóng thông

báo cho bên bán sau khi phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa theo Điều 38.1 CISG và Điều 39.1 CISG. Thêm vào đó, CISG còn có quy định đối với các sai phạm và khuyết tật của hàng hóa mà người bán đã biết trước đó nhưng cố tình che giấu, thì người mua sẽ không cần phải thông báo kịp thời để đảm bảo quyền khiếu nại của mình. Các quy định này đã bảo vệ lợi ích cho cả hai bên và cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ người bán và người mua.

Một điểm ưu việt nữa có thể thấy khi so sánh CISG với Luật TMVN là các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của các bên tham gia. Cơ sở cơ bản để xác định quyền áp dụng các chế tài khác nhau chính là khái niệm “vi phạm cơ bản”. Khái niệm này trong hai văn bản khá tương tự, tuy nhiên quy định của CISG thể hiện rõ tính khách quan trong định nghĩa về vi phạm cơ bản hơn so với Luật TMVN. Thay vì dựa vào yếu tố thực tế, xác định tính nghiêm trọng của vi phạm trên mức độ thiệt hại như trong Luật Thương mại Việt Nam, CISG dựa vào khả năng nhìn thấy trước hậu quả của người vi phạm, hay nói cách khác chính là tính có thế dự đoán trước của vi phạm. Việc xác định vi phạm cơ bản dựa trên ý chí, tính vô ý và cố ý của bên vi phạm sẽ đưa ra cái nhìn khách quan và chính xác hơn, công bằng hơn.

Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, CISG đã quy định rõ chỉ những khuyết tật của hàng hóa cấu thành vi phạm cơ bản mới được phép sử dụng thay thế hàng hóa. Có thể nhận thấy, giải pháp của CISG là hợp lý và công bằng hơn trong việc bảo vệ lợi ích cho bên vi phạm, vì trong trường hợp có thể sửa chữa được khuyết tật của hàng hoá thì bên bị vi phạm phải cho phép bên vi phạm sửa chữa hàng hóa chứ không thể yêu cầu thay thế hàng hóa, một biện pháp tốn kém hơn sửa chữa hàng hóa rất nhiều. Từ đó có thể tối ưu hóa chi phí và không gây nên sự lãng phí không cần thiết.

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, CISG cũng công bằng và khách quan hơn khi tính toán các khoản thiệt hại. Tương tự như khái niệm vi phạm cơ bản, CISG vẫn luôn tập trung vào tính dự đoán trước để xác định mức độ trách nhiệm mà bên vi phạm phải chịu, trong khi pháp luật Việt Nam đề cao tính thực tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, tính dự đoán trước được của thiệt hại cũng là nhằm bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm (bên vi phạm phải bồi thường dự kiến trước được hậu quả của hành

54

vi vi phạm của mình); đồng thời cũng tránh trường hợp bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường những thiệt hại vô lý, “nằm ngoài nhãn quan” của bên vi phạm hợp đồng.

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w