Vi phạm cơ bản hợp đồng

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

Khái niệm về vi phạm cơ bản trong hợp đồng là một khái niệm quan trọng. được sử dụng để làm căn cứ áp dụng các chế tài hủy bỏ hợp đồng, ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng. Có thể thấy khái niệm này trong cả CISG và Luật TMVN khá thống nhất với nhau về mặt ý nghĩa. Luật TMVN quy định vi phạm cơ bản là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng”. Còn CISG quy định “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”

2.2. CÁC ĐIÊM KHÁC BIỆT CẦN CHÚ Ý 2.2.1. Việc giao kết hợp đồng

2.2.1.1. Phạm vi điều chỉnh

Luật TMVN 2005 đã quy định rất rõ phạm vi điều chỉnh trong những quy định chung. Cụ thể, luật này được áp dụng đối với các hoạt động thương mại trên phạm vi lãnh thổ của nước Việt Nam (theo Điều 1.1 Luật TMVN), ngoài ra “các hoạt động thương mại phải tuân theo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan” (theo Điều 4.1 Luật TMVN). Tuy nhiên, trong trường hợp các hoạt động thương mại và một số vấn đề khác (ví dụ như các nguyên tắc chung về hợp dồng, giao kết hợp dồng, hiệu lực của hợp dồng) “không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”, vì các quy dịnh của Bộ luật Dân Sự 2015 diều chỉnh các quan hệ hợp dồng nói chung bao gồm cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (theo Điều 4.3 Luật TMVN).

Vì vậy, khi so sánh và đối chiếu sự khác biệt giữa CISG và Luật TMVN, những quy định liên quan trong BLDS 2015 cũng sẽ được dẫn chiếu để bài viết đầy đủ và toàn diện hơn. Ngoài ra, đối với các giao dịch thương mại có yếu tố quốc tế, doanh nghiệp được phép áp dụng điều ước quốc tế và thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế, trong trường hợp Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Đối với CISG, phạm vi điều chỉnh của văn bản này hẹp hơn so với các văn bản có liên quan được so sánh trong pháp luật Việt Nam (đối chiếu chính với Luật TMVN 2005 và BLDS 2015). CISG chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có nghĩa là hợp đồng mua bán giữa các bên mà chủ thể có nơi cư trú hoặc có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, “khi các quốc gia này là thành viên của Công ước”, hoặc “khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này”, nghĩa là khi các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu dến việc áp dụng luật của một quốc gia thành viên của Công uớc này (Điều 1.1 Luật TMVN).

Ở đây cần phải chú ý về việc định nghĩa tính quốc tế của một hợp đồng mua bán hàng hóa. Như đã nói ở trên, cơ sở để xác định hợp đồng mua bán có mang tính quốc tế hay không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh của các chủ thể. Theo quy định của CISG, tính quốc tế thể hiện ở việc chủ thể trụ sở thương mại được đặt tại các quốc gia khác nhau, trong trường hợp chủ thể không có trụ sở thương mại thì xác định dựa vào nơi cư trú của chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Như CISG đã nêu rõ tại Điều 1.3, quốc tịch của các bên tham gia giao kết hợp đồng không phải là tiêu chí xác định tính quốc tế. Vì vậy, một hợp đồng được ký kết giữa hai công ty mang hai quốc tịch khác nhau nhưng lại có địa điểm kinh doanh ở cùng một quốc gia sẽ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của CISG. Một điểm khác cần chú ý là để xác định tính quốc tế, CISG không quy định hàng hóa phải có sự di chuyển qua biên giới. Ví dụ, một doanh nghiệp A ở Hàn Quốc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với một doanh nghiệp B tại Nhật Bản, nhưng hàng hóa không xuất khấu sang Nhật Bản mà chuyển sang cho một doanh nghiệp C cũng có trụ sở kinh doanh tại Hàn Quốc để gia công hàng hóa cho doanh nghiệp B. Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán vẫn

29

được coi là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và nằm trong phạm vi điều chỉnh của CISG mặc dù không hề có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới.

Khác với định nghĩa của CISG, tính quốc tế trong Luật TMVN lại được xác định qua việc hàng hóa có dịch chuyển qua biên giới hải quan hay không. Theo Điều 27 Luật TMVN 2005, việc “mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khấu, nhập khấu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khấu”. Các hình thức này đều có điểm chung về tiêu chí sự di chuyển qua biên giới.

2.2.1.2. Hình thức hợp đồng

Khác biệt về hình thức hợp đồng là một khác biệt cơ bản cần chú ý trong CISG và Luật TMVN. CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là “một hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng” (Điều 11 CISG).

Pháp luật Việt Nam có yêu cầu khắt khe hơn về vấn đề này, quy định: “hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể” (theo Điều 24.1 Luật TMVN). Tuy nhiên riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luật TMVN 2005 chỉ công nhận theo hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Dan chiếu theo BLDS 2015, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ một số loại hợp đồng có yêu cầu riêng.

Điểm khác biệt này vẫn được duy trì sau khi Việt Nam trở gia nhập Công ước Viên. Khi chính thức phê duyệt và trở thành thành viên của CISG, Việt Nam đã sử dụng quyền bảo lưu quy định về hình thức của hợp đồng (theo Điều 96 CISG) để khắc phục sự khác biệt này và giúp việc đưa các quy đinh CISG vào áp dụng vẫn tương thích với pháp luật Việt Nam. Điều này có nghĩa là các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các quốc gia thành viên CISG vẫn phải được xác lập dưới hình thức văn bản.

Vậy câu hỏi đặt ra là, thế nào được coi là hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Theo tinh thần của cả CISG và của Luật TMVN 2005 thì các hình thức như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (thư điện thử, viber, zalo...) cũng được coi là tương đương văn bản, bởi tính chất nhanh chóng, miễn phí và vô cùng

tiện lợi cho người sử dụng. Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, xu hướng sử dụng các phương tiện điện tử trong việc giao kết, trao đổi thông tin thực hiện hợp đồng ngày càng phổ biến, và các nguồn luật cần thiết phải có các sự hỗ trợ người dùng để theo kịp với sự phát triển này.

2.2.1.3. Đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng, các sửa đổi và bổ sung

Theo các quy định của cả Luật TMVN 2005 và cả CISG, đối với hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, việc giao kết hợp đồng được thiết lập theo nguyên tắc “Đề Nghị - Chấp Nhận” (Offer - Acceptance). Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể các quy định, có thể nhận thấy một số khác biệt rõ ràng liên quan đến hai khái niệm này.

• Đối với đề nghị giao kết hợp đồng:

Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 386 BLDS 2015, theo đó: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về Đề nghị này của Bên đề nghị đối với Bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là Bên được đề nghị). ”

CISG cũng quy định tương tự tại Điều 14, tuy nhiên bên cạnh đó còn có thêm yêu cầu là chào hàng phải đủ chính xác, tức là phải “nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này”.

Trong khi pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa không đề cập đến tính chính xác, sự rõ ràng, các điều khoản cần thiêt để đáp ứng các yêu cầu này khiến cho việc xác định lời đề nghị giao kết hợp đồng khó khăn và mơ hồ hơn, thì CISG đã quy định cụ thể về điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa (gồm tên hàng, số lượng, giá cả). Ngoài ra, tùy vào từng giao dịch, ngoài ba yếu tố kể trên, để được coi là đủ rõ ràng, chào hàng còn có thể phải chứa đựng những nội dung khác như thời gian và địa điểm giao hàng, thậm chí là về bao bì hàng hóa, ví dụ khi đã có thói quen được thiết lập giữa các bên về việc các điều khoản này là “thiết yếu, quan trọng” để cấu thành một hợp đồng. Các bên trong hợp đồng cũng có thể thỏa thuận về những yếu tố nào là những yếu tố quan trọng để hình thành hợp đồng, và nếu một đề nghị không chứa đựng đầy đủ các yếu tố đó thì chưa được coi là một chào hàng có giá trị ràng buộc.

31

Một điểm nữa cần lưu ý đó là pháp luật Việt Nam không phân biệt giữa một chào hàng và một lời mời đưa ra chào hàng như CISG. BLDS 2015 công nhận các đề nghị giao kết hợp đồng gửi đến “công chúng” trong khi Điều 14.2 CISG quy định “Một đề nghị không gửi cho những người xác định chỉ được coi là một lời mời chào hàng, trừ trường hợp người đề nghị đã chỉ rõ ràng điều ngược lại”. Để hiểu rõ hơn về điều này, có thể chia ra làm hai trường hợp lời đề nghị gửi cho nhiều người không xác định: Trường hợp thứ nhất đề nghị được gửi cho nhiều người không xác định rõ danh tính mà không khẳng định nó là một chào hàng (ví dụ quảng cáo, phát tờ rơi), thì đó chỉ được coi như một lời giới thiệu về chào hàng, sản phẩm, hay một lời mời chào hàng mà không cấu thành một chào hàng có giá trị pháp lý. Trường hợp thứ hai đề nghị được gửi đến một hoặc nhiều bên không xác định nhưng đề nghị đó thể hiện ý chí của người chào hàng xem nó là một chào hàng thật sự, thì đề nghị đó đã đáp ứng đủ tính xác định để cấu thành một chào hàng.

Khi xác định thời điểm đề nghị giao kết có hiệu lực, cả pháp luật Việt Nam và CISG đều theo thuyết tiếp thu khi xác định thời điểm có hiệu lực của chào hàng. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể hơn về thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị, đặc biệt là tính đến cả trường hợp đề nghị được gửi bằng các phương tiện điện tử. CISG, do được soạn thảo sởm hơn từ những năm 70 của thế kỷ trước, chưa tính đến điều này. Điều 388 BLDS 2015 quy định thời điểm đề nghị giao kết có hiệu lực được xác định: Đề nghị giao kết có hiệu lực theo ấn định của Bên đề nghị được nêu trong chính đề nghị đó hoặc khi Bên được đề nghị nhận được đề nghị trong trường hợp Bên đề nghị không quy định gì. Bên được đề nghị được xem là nhận được đề nghị khi đề nghị được chuyển đến trụ sở hoặc nơi cư trú của bên nhận đề nghị, đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của Bên được đề nghị hoặc Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Còn CISG quy định vè thời điểm hiệu lực của Đề Nghị khá ngắn gọn: “Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng”, hay nói cách khác, Đề nghị giao kết chỉ có hiệu lực khi Bên được đề nghị nhận được đề nghị đó (Điều 15.1).

Về việc thay đổi hoặc rút lại, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật Việt Nam và CISG có những quy định khá tương tự, không có sự khác biệt rõ rêt. Theo Điều 389.1 BLDS 2015: đề nghị giao kết có thể được rút lại hoặc thay

đổi nếu việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị được thông báo trước hoặc vào thời điểm nhận được đề nghị của bên được đề nghị hoặc đáp ứng điều kiện của việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị nếu có quy định các điều kiện này trong đề nghị. Theo Điều 390 BLDS 2015: Đề nghị giao kết chỉ có thể được hủy bỏ nếu trong đề nghị có quy định quyền của bên đề nghị có thể hủy bỏ và bên được đề nghị nhận được thông báo hủy bỏ trước khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết. Điều 391 BLDS 2015 quy định, đề nghị giao kết được chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau: Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng, bên được đề nghị trả lời không chấp nhận, hết thời hạn trả lời chấp nhận mà chưa nhận được chấp nhận của bên được đề nghị, thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực, thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực hoặc theo thoả thuận của các bên trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Ngoài ra đề nghị có thể được sửa đổi theo đề xuất của bên được đề nghị. Trong trường hợp này, bên được đề nghị xem như đã đưa ra một đề nghị mới.

CISG cũng quy định tương tự tại Điều 15 (thu hồi chào hàng), Điều 16 (hủy chào hàng), Điều 17 (chấm dứt chào hàng)

Điều 15:

1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.

2. Chào hàng dù là loại chào hàng không hủy ngang vân có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

Điều 16:

1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vân có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.

2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị hủy ngang:

a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị hủy ngang, hoặc

b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó.

33

Chào hàng, dù là loại không hủy ngang, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng. ”

Tóm lại, có thể thấy, không có sự khác biệt lớn giữa CISG và pháp luật Việt Nam, trừ quyền được hủy chào hàng. Theo pháp luật Việt Nam, bên chào hàng chỉ được hủy bỏ chào hàng nếu trong chào hàng có quy định về quyền hủy bỏ này, trong khi đó CISG thì cho phép hủy chào hàng mà không cần có quy định cụ thể trong chào hàng về quyền này.

Thêm vào đó, trong khi CISG không có quy định gì về vấn đề thông tin trong giao kết, thì pháp luật Việt Nam, theo Điều 387 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật từ bên

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)