Lưu ý khi áp dụng Công ước Viên 1980

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 31)

CISG là một văn bản thống nhất luật được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tận dụng được các lợi ích đó, khi áp dụng CISG, doanh nghiệp và các chủ thể áp dụng cần phải lưu ý một số vấn đề.

Thứ nhất, các quy định của CISG không bao trùm mọi vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, không liên quan đến tính hiệu lực của hợp đồng hay bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng và việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Ngoài ra, trong CISG chưa có các quy định về một số vấn đề pháp lý khác như: trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu, vấn đề chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng.

Thứ hai, do được soạn thảo từ cách đây gần 40 năm, CISG chưa có các quy phạm điều chỉnh các vấn đề pháp lý mới phát sinh trong thương mại quốc tế, ví dụ các quy phạm pháp lý liên quan đến thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong những trường hợp này vẫn có thể vận dụng các nguyên tắc cơ bản của Công ước để giải quyết các tình huống phát sinh đó.

Ngoài ra, cho dù thành công ở hầu hết các nước thành viên nhưng ở một vài quốc gia khác, CISG không đạt được những thành công như mong đợi. Điển hình nhất là tại Hoa Kỳ, CISG đã không gây được tiếng vang và không được sử dụng với tần suất như mong đợi. Các tòa án Hoa Kỳ cũng thường từ chối áp dụng CISG trong thực tiễn xét xử. Mặc dù rất nhiều đối tác thương mại lớn trên thế giới đã là thành viên CISG, vẫn còn một số đối tác quan trọng của Việt Nam chưa tham gia Công ước này. Đáng kể nhất là Vương quốc Anh, Ãn Độ và các nước khu vực ASEAN (trừ Singapore mới tham gia vào CISG)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1 có thể thấy, CISG đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, là một nỗ lực thống nhất các nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc Việt Nam quyết đinh gia nhập Công ước Viên 1980 là một

23

bước tiến lớn trong quá trình thúc đấy thương mại quốc tế phát triển, cũng như thể hiện được nhận thức về tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế nước nhà. Bước tiến này đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Hiện nay, Công ước Viên và Luật Thương mại Việt Nam được sử dụng song song để điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa khác nhau trong phạm vi quốc tế và trong nước. Các trường hợp áp dụng Công ước Viên bao gồm khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên CISG hoặc khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến CISG. Khi bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam, Công ước Viên là nguồn luật được ưu tiên khi điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng vẫn không làm mất quyền chọn luật điều chỉnh của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

Bên cạnh những lợi ích văn bản này đem lại, cũng cần lưu ý một số điểm khi áp dụng CISG trong thực tiễn. Các quy định của Luật Thương mại Việt Nam và CISG có tồn tại một số điểm khác biệt. Vì vậy, để có thể tận dụng hết lợi ích của CISG, cần đi sâu vào nghiên cứu, so sánh và phân tích hai văn bản này.

CHƯƠNG2

SO SÁNH CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. CÁC ĐIÊM CHÍNH GIỐNG NHAU

CISG là tài liệu tham khảo quan trọng của Luật Thương mại Việt Nam, vì vậy về cơ bản hai nguồn luật này có khá nhiều điểm tương đồng.

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w