1.3.1. Quyết định gia nhập Công ước Viên 1980
Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Điều đáng chú ý là Việt Nam đã đi trước nhiều nước ASEAN khác để trở thành thành viên thứ 2 sau Singapore gia nhập Công ước quan trọng này. Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Khi gia nhập CISG, Việt Nam bảo lưu các điều khoản về hình thức của hợp đồng thuộc Điều 11, Điều 29 và Phần II của CISG, bảo đảm các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập dưới dạng văn bản hoặc có giá trị tương đương. Công ước Viên về Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc được thông qua năm 1980, là một mô hình hữu ích cho các nước đang nổi lên đang xem xét việc ban hành luật hợp đồng và mua bán hiện đại. Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có trụ sở thương mại tại các nước là thành viên của Công ước, song Công ước có sự nhất quán trong việc nhấn mạnh yếu tố tự do của hợp đồng, theo đó các bên có quyền quy định các điều khoản cụ thể theo thỏa thuận.
Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và cho các doanh nghiệp việt nam một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Một điểm lợi cho Việt Nam khi tham gia CISG là hầu hết các đối tác thương mại phổ biến của Việt Nam như: Nhật bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc... đều đã là thành viên của Công ước. Như vậy, các Hợp đồng kí kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp là thành viên của CISG sẽ được tự động điều chỉnh bởi các quy định của Công ước. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài, trong đàm phán luật áp dụng và tránh các tranh chấp hợp đồng liên quan đến lựa chọn luật. Ngoài ra, gia nhập CISG đồng nghĩa với việc Việt Nam đã thống nhất áp dụng một nguồn luật thống nhất điều chỉnh về quan hệ hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế với số lượng đông đảo các quốc gia cùng là thành viên của Công ước. Điều này giúp cho
các bản án, quyết định của Trọng Tài hoặc Tòa án Việt Nam dễ dàng được công nhận cho thi hành ở các quốc gia cùng là thành viên của Công ước.
1.3.2. Áp dụng Công ước Viên 1980
Khi CISG có hiệu lực ở Việt Nam, câu hỏi phổ biến được đặt ra là khi nào thì CISG được áp dụng và khi nào thì Luật Thương mại Việt Nam áp dụng. Theo Điều 1.1 CISG, những trường hợp văn bản này được áp dụng bao gồm: (1) Khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên Công ước (Điều 1.1.a); (2) Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của nước thành viên CISG (Điều 1.1.b).
Trường hợp thứ nhất là trường hợp áp dụng phổ biến của CISG, ví dụ như các hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có trụ sở ở Pháp, Đức, Úc, Hàn Quốc,.. .Vì Việt Nam và các nước này đều là thành viên công ước nên CISG là luật áp dụng thay cho luật quốc gia. Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng trường hợp trong Điều 1.1.a không làm mất hiệu lực của quyền chọn luật áp dụng của các bên cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tức là, nếu các bên dù đến từ các quốc gia thành viên công ước, nhưng vẫn có thể áp dụng luật một quốc gia cụ thể thay vì sử dụng các quy định của CISG. Các bên có thể loại trừ việc áp dụng CISG bằng hai cách. Thứ nhất, các bên có thể chọn luật của một nước không phải thành viên CISG, ví dụ như luật Anh, khi đó luật quốc gia Anh là luật áp dụng dù các bên có trụ sở thương mại ở các nước thành viên CISG. Thứ hai, nếu các bên muốn chọn luật quốc gia của một nước thành viên công ước, ví dụ như luật quốc gia Việt Nam, thì các bên phải nêu cụ thể trong điều khoản chọn luật trong hợp đồng không những rằng các bên chọn luật Việt Nam mà còn rõ ràng rằng CISG không áp dụng để điều chỉnh các vấn đề của hợp đồng giữa họ. Như vậy, các bên phải thẳng thừng loại bỏ sự áp dụng của CISG, nếu không CISG vẫn được áp dụng vì Việt Nam là một nước thành viên. Có thể thấy, CISG thực ra không hề tiêu trừ quyền chọn luật của các bên. Ưu tiên đầu tiên trong thứ tự chọn luật áp dụng vẫn dành cho nguyên tắc đó.
Trường hợp thứ 2 là trường hợp mang tính phức tạp hơn, bao gồm hai tình huống cụ thể. Tình huống thứ nhất là khi áp dụng các quy phạm xung đột trong Tư pháp quốc tế của một nước (thông thường là nước có tòa án đang giải quyết tranh chấp) dẫn chiếu đến luật của một quốc gia thành viên công ước. Thứ hai là tình
21
huống các bên lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật của một nước thành viên CISG, bởi vì quy tắc các bên trong hợp đồng được tự do lựa chọn luật áp dụng là nguyên tắc thông dụng và cốt lõi của Tư pháp quốc tế về hợp đồng.
Trường hợp thứ hai ở trên là trường hợp CISG áp dụng gián tiếp, việc giải thích gặp khó khăn hơn hẳn trường hợp đầu tiên. Khi một bên hoặc cả hai bên không phải là thành viên của công ước, CISG vẫn có khả năng được áp dụng nhờ vào trường hợp thứ hai này. Để dễ hình dung, có thể lấy một ví dụ: Người bán (Việt Nam) bán một lô cà phê cho người mua (Indonesia). Tranh chấp phát sinh và người mua kiện người bán ra Tòa án thành phố Hồ Chí Minh. Trong trường hợp này, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tranh chấp sẽ sử dụng Tư pháp quốc tế Việt Nam. Quy phạm xung đột cho hợp đồng hiện hành là Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015. Theo Điều 683.2.a, nếu các bên không thỏa thuận luật áp dụng thì luật của nước có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng là luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa). Nơi này chính là Việt Nam. Như vậy, quy tắc xung đột hợp đồng của Tư pháp quốc tế Việt Nam dẫn chiếu đến luật Việt Nam, mà Việt Nam là một quốc gia thành viên công ước CISG nên CISG được áp dụng thay cho luật quốc gia Việt Nam (kết quả áp dụng Điều 1.1.b).
Qua ví dụ trên ta thấy rõ hơn ý nghĩa của “các nguyên tắc Tư pháp quốc tế” diễn tả trong Điều 1.1.b CISG, và lưu ý rằng đó là các quy tắc xung đột của quốc gia có tòa án giải quyết vụ việc. Còn đối với Trọng tài quốc tế, vì trọng tài nhìn chung ít bị ràng buộc với Tư pháp quốc tế của một quốc gia nhất định, nên các quy tắc xung đột được chọn có thể là quy tắc thông dụng hoặc theo một quốc gia nào đó mà Trọng tài thấy phù hợp, thông thường là của quốc gia nơi xét xử trọng tài.
Thêm một tình huống đáng lưu ý từ ví dụ trên là nếu các bên trong hợp đồng mua bán cà phê đó có thỏa thuận chọn luật của một nước thành viên Công ước nhưng quốc gia này bảo lưu Điều 1.1.b theo quy định tại Điều 95 Công ước. Khi đó luật quốc gia này sẽ áp dụng hay CISG. Thực tế có một số quốc gia có bảo lưu như vậy vì họ không muốn CISG thay thế luật nội địa của họ trong những hợp đồng có một bên có trụ sở ở quốc gia không phải là thành viên Công ước. Trong trường hợp
các bên chọn luật các nước này thì CISG sẽ không áp dụng ưu tiên so với luật quốc gia. Nói cách khác, đây cũng là một trường hợp loại trừ áp dụng Công ước.
1.3.3. Lưu ý khi áp dụng Công ước Viên 1980
CISG là một văn bản thống nhất luật được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tận dụng được các lợi ích đó, khi áp dụng CISG, doanh nghiệp và các chủ thể áp dụng cần phải lưu ý một số vấn đề.
Thứ nhất, các quy định của CISG không bao trùm mọi vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, không liên quan đến tính hiệu lực của hợp đồng hay bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng và việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Ngoài ra, trong CISG chưa có các quy định về một số vấn đề pháp lý khác như: trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu, vấn đề chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, do được soạn thảo từ cách đây gần 40 năm, CISG chưa có các quy phạm điều chỉnh các vấn đề pháp lý mới phát sinh trong thương mại quốc tế, ví dụ các quy phạm pháp lý liên quan đến thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong những trường hợp này vẫn có thể vận dụng các nguyên tắc cơ bản của Công ước để giải quyết các tình huống phát sinh đó.
Ngoài ra, cho dù thành công ở hầu hết các nước thành viên nhưng ở một vài quốc gia khác, CISG không đạt được những thành công như mong đợi. Điển hình nhất là tại Hoa Kỳ, CISG đã không gây được tiếng vang và không được sử dụng với tần suất như mong đợi. Các tòa án Hoa Kỳ cũng thường từ chối áp dụng CISG trong thực tiễn xét xử. Mặc dù rất nhiều đối tác thương mại lớn trên thế giới đã là thành viên CISG, vẫn còn một số đối tác quan trọng của Việt Nam chưa tham gia Công ước này. Đáng kể nhất là Vương quốc Anh, Ãn Độ và các nước khu vực ASEAN (trừ Singapore mới tham gia vào CISG)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1 có thể thấy, CISG đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, là một nỗ lực thống nhất các nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc Việt Nam quyết đinh gia nhập Công ước Viên 1980 là một
23
bước tiến lớn trong quá trình thúc đấy thương mại quốc tế phát triển, cũng như thể hiện được nhận thức về tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế nước nhà. Bước tiến này đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Hiện nay, Công ước Viên và Luật Thương mại Việt Nam được sử dụng song song để điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa khác nhau trong phạm vi quốc tế và trong nước. Các trường hợp áp dụng Công ước Viên bao gồm khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên CISG hoặc khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến CISG. Khi bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam, Công ước Viên là nguồn luật được ưu tiên khi điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng vẫn không làm mất quyền chọn luật điều chỉnh của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Bên cạnh những lợi ích văn bản này đem lại, cũng cần lưu ý một số điểm khi áp dụng CISG trong thực tiễn. Các quy định của Luật Thương mại Việt Nam và CISG có tồn tại một số điểm khác biệt. Vì vậy, để có thể tận dụng hết lợi ích của CISG, cần đi sâu vào nghiên cứu, so sánh và phân tích hai văn bản này.
CHƯƠNG2
SO SÁNH CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. CÁC ĐIÊM CHÍNH GIỐNG NHAU
CISG là tài liệu tham khảo quan trọng của Luật Thương mại Việt Nam, vì vậy về cơ bản hai nguồn luật này có khá nhiều điểm tương đồng.
2.1.1. Các nguyên tắc chung
Điểm giống nhau rõ ràng nhất thể hiện tinh thần của cả hai văn bản luật được thể hiện ở các nguyên tắc chung. Có thể thấy, ngay từ phần đầu, CISG 1980 và pháp luật Việt Nam (cụ thể là Luật Thương mại Việt Nam 2005) về hợp dồng dều thừa nhận một số nguyên tắc quan trọng: nguyên tắc tự do hợp dồng, nguyên tắc thiện chí- trung thực và nguyên tắc áp dụng tập quán, thói quen trong hoạt dộng thương mại.
Luật Thương mại Việt Nam quy định các nguyên tắc này trong Điều 11, Điều 12 và Điều 13:
“Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự. ”
25
Tương tự như pháp luật Việt Nam, khi quy định về những nguyên tắc chung liên quan dến giao kết và thực hiện hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế, CISG cũng nhấn mạnh một số nguyên tắc cơ bản.
Nguyên tắc tự do hợp đồng được ghi nhận gián tiếp qua Điều 6, theo dó, các bên hoàn toàn có thể loại trừ việc áp dụng Công uớc, hay loại trừ việc áp dụng một số diều khoản của Công uớc kể cả khi đã là thành viên của Công ước qua việc bảo lưu một số điều luật. Qua đó có thể thấy là CISG không mang tính chất bắt buộc và ghi nhận quyền tự do thỏa thuận các nội dung của hợp dồng khác với các quy dịnh của CISG. “Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó. ”(Điều 6 CISG)
Nguyên tắc thiện chí được ghi nhận tại Điều 7.1 CISG. Mặc dù diều khoản này chỉ liên quan đến việc giải thích Công uớc, tuy nhiên các bình luận về CISG khẳng định nguyên tắc này cần phải được áp dụng như một nguyên tắc chung, bao trùm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo CISG. Điều đó có nghĩa là Công ước hướng đến tính chung, nhấn mạnh sự chú trọng đến việc hỗ trợ áp dụng Công ước để tạo ra một nguồn luật thống nhất khi giao dịch thương mại quốc tế. “Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế." (Điều 7.1 CISG)
Nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen được ghi nhận tại Điều 9 CISG:
“(1) Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hô. (2) Trừ phi có thỏa thuận khác thì có